Nền kinh tế tóc bạc” đang nổi lên như một chiến lược trọng tâm trong phát triển kinh tế tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đối mặt với tốc độ già hóa dân số ngày càng gia tăng. Với hơn 296 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 21,1% dân số vào cuối năm 2023, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn xã hội già hóa trung bình. Chính phủ và các doanh nghiệp đã biến thách thức này thành cơ hội bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ người cao tuổi.
Hiện nay, “nền kinh tế tóc bạc” ở Trung Quốc đạt giá trị khoảng 7.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 6% GDP, và dự kiến tăng lên 30.000 tỷ nhân dân tệ (4,18 nghìn tỷ USD) vào năm 2035, chiếm 10% GDP. Các lĩnh vực tiềm năng bao gồm dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh, thiết bị công nghệ cho người cao tuổi, du lịch dưỡng già, và các sản phẩm chống lão hóa. Ví dụ, các sản phẩm như đồng hồ thông minh theo dõi nhịp tim hay robot hỗ trợ vật lý trị liệu đang được triển khai rộng rãi
Đặc biệt, nhóm dân số già tại Trung Quốc có sức mua đáng kể nhờ tiết kiệm từ thời kỳ kinh tế bùng nổ. Nền tảng mua sắm như Taobao ghi nhận 30 triệu người dùng trên 50 tuổi, chi tiêu trung bình hơn 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng) mỗi tháng. Chính phủ cũng đã khuyến khích xây dựng các “khu công nghiệp kinh tế tóc bạc cấp cao” tại các vùng trọng điểm như Bắc Kinh, đồng bằng sông Dương Tử và Khu vịnh lớn Quảng Đông
Bên cạnh đó, các thách thức như quá tải hệ thống y tế và nguy cơ cạn kiệt quỹ hưu trí vẫn cần được giải quyết. Để đối phó, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ tài chính, cải thiện dịch vụ chăm sóc người già, và khuyến khích tăng trưởng dân số thông qua các chính sách sinh đẻ và hỗ trợ gia đình
Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực giành phần trong thị trường được chính phủ hỗ trợ này. Các nhà phát triển bất động sản như Vanke, Sino-Ocean Group cùng các công ty bảo hiểm như Taikang Insurance Group đã xây dựng các cộng đồng cao cấp dành cho người lớn tuổi với các tiện ích như phòng chiếu phim, phòng chơi mạt chược và dịch vụ ăn uống
Trung Quốc cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề sa sút trí tuệ, cung cấp các bài kiểm tra sàng lọc nhận thức và đào tạo nhân viên làm việc tại các phòng khám trí nhớ hoặc với vai trò nhân viên xã hội. Một số công ty dược phẩm và công nghệ sinh học đang phát triển các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Trong khi đó, một số trường học và nhà trẻ bị bỏ trống - hậu quả của tỷ lệ sinh giảm - đang được chuyển đổi thành cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Những nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế người cao tuổi đang mang lại hiệu quả. Theo số liệu chính thức, đến tháng 6 năm nay, nước này có 410.000 cơ sở chăm sóc, gấp đôi so với hồi 2019
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về khả năng chi tiêu của nhiều người Trung Quốc lớn tuổi. Một cuộc khảo sát toàn quốc năm 2021 do Bộ Nội vụ đồng tiến hành cho thấy người lớn tuổi có thu nhập trung bình hàng năm là 11.400 nhân dân tệ (1.574 USD. Ở các vùng nông thôn, con số này chỉ bằng một nửa.
Theo dữ liệu từ các cuộc khảo sát do Đại học Bắc Kinh thực hiện, hơn một trong 10 người Trung Quốc lớn tuổi đang sống trong cảnh nghèo đói. Vùng trũng về mức sống của người già là ở các vùng nông thôn và miền tây Trung Quốc.
Việc phát triển “kinh tế tóc bạc” không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống cho người cao tuổi mà còn tạo động lực tăng trưởng kinh tế lâu dài cho Trung Quốc.