11 loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ du học Đài Loan

1. Bằng cấp tốt nghiệp (Gồm có Phổ thông/ Đại học/ Thạc sỹ)

       Tùy theo bạn đang dự định apply cho bậc học nào thì cung cấp văn bằng tương ứng. Ví dụ: bạn học thạc sĩ thì cần có bằng tốt nghiệp đại học;  còn nếu bạn apply học Đại học thì cần có bằng tốt nghiệp THPT. 

      Nhiều bạn hỏi mình là vậy em chưa có lấy được bằng, nếu đợi đến lúc có bằng thì đã trễ hạn apply rồi vậy em phải làm thế nào? 

      Lưu ý là hồ sơ sau hạn apply đều không được nhận. Trong trường hợp này em cần liên hệ trước với trường cung cấp thời gian sẽ có bằng và hỏi rõ ràng xem là trường có chấp nhận cho mình cung cấp bảng điểm gần nhất và ghi nợ nộp bằng được không? Thay vào đó là nộp một giấy chứng nhận sẽ tốt nghiệp từ trường của mình. 

2. Bảng điểm:

    Bảng điểm là cách trực tiếp nhất có thể đánh giá sơ bộ bộ hồ sơ của bạn có tốt hay không có xuất sắc hay không. Tuy nhiên đây chỉ là một trong 5 yếu tố để các trường bên Đài Loan đánh giá hồ sơ của bạn. Hẳn là sẽ có nhiều bạn lo lắng vì  bảng điểm của mình không cao thì khó xin học bổng. Điều này cũng đúng, tuy nhiên  bạn vẫn có thể bù đắp lại bằng study plan, hoặc chứng chỉ ngoại ngữ,...

     Dưới đây mình lấy ví dụ về trường Aletheia University, thì điểm chỉ chiếm tỷ trọng 30% trong bộ hồ sơ thôi.

https://lh5.googleusercontent.com/fkA4njIc8hnNtNDmR4DoEpCz-yA_WjleD64OGuFwU4MFvlN-TDxowCT3U53SMjyGiI3E77AxoRJw-Jz0TN8XwMz1qhbxRtoARkAh4IGyk4QJg3XA0nA57vfxIel4vViRgbDLq6G8

Nhóm scholling cũng từng support cho một bạn điểm GPA đại học chỉ được 6.8, nhưng bằng cách chọn lựa trường và ngành phù hợp thì bạn vẫn xin được Full scholarship 1 năm đầu của NKUST, rồi cả National Chung Hsing University, National Formosa UniversityÏ …

Lưu ý là Bằng và bảng điểm đều cần làm ba bước sau: 

1. Dịch thuật công chứng 

2. Đóng dấu xác nhận tại Bộ Ngoại giao Việt nam tại địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội còn Sài Gòn là: Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao).

3. Đóng dấu mộc xanh của Văn phòng kt Đài Bắc ở Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có.

3. Chứng chỉ ngoại ngữ:

Gồm có:

+ IELTS/TOEIC/TOEFL... đối với các trương trình bằng tiếng Anh. Thường nên có điểm tối thiểu Toeic từ 500 trở lên nhé bạn. 

+ TOCFL hoặc HSK đối với các trương chình bằng tiếng Trung. Thông thường sẽ yêu cầu TOCFL nhưng một số trường vẫn chấp nhận HSK. Hai chứng chỉ này đều có 6 cấp, nhưng mình đã đều thi qua rồi thì TOCFL luôn khó hơn HSK, bạn có thể có HSK cấp 6 nhưng chưa chắc đã có TOCFL cấp 5 đâu nhé. 

+ Bạn cũng cần check lại điểm yêu cầu cho chính xác nữa nhé.

4. 2 Thư giới thiệu - Letter of Recommendation (LOR):

      Thường thì các bạn xin từ những thầy cô đã dạy bạn hoặc sếp trực tiếp của bạn. Chức vụ và uy tín của người recommend càng cao thì càng tốt cho hồ sơ. Bạn nên viết trước rồi nhờ thầy cô sửa và ký. 

      Có một vài trường top đầu sẽ yêu cầu người viết thư giới thiệu phải tự vào hệ thống để upload thư lên như Đại học Giao thông, Đại học Thanh Hoa,... Bạn sẽ cần điền email của người đó vào hệ thống, sau đó hệ thống sẽ gửi mail cho họ xác nhận và sẽ có luôn đường link hướng đẫn upload thư. 

Chú ý: Mình từng gặp trường hợp của một chị nhờ cô trưởng khoa kí dùm 4 thư và gửi đi các trường khác nhau, nhưng không biết rằng trong đó có trường đó lại hợp tác với nhau và biết được cô đã viết đồng loạt cho hai trường và huỷ thư giới thiệu của chị đó. Bạn sẽ cần ít nhất là 2 LOR, nên hãy cân nhắc và lựa chọn thầy cô cho phù hợp.

5. Study plan (Hoặc Statement of Purpose) và Proposal research

     Đây là phần rất quan trọng trong bộ hồ sơ, là 1 trong những yếu tố thúc đẩy và làm đẹp bộ hồ sơ của bạn và ảnh hưởng nhiều đến việc bạn có nhận được học bổng hay không.

Bạn tham khảo thêm bài viết hướng dẫn chi tiết về cách viết Study plan và Proposal research hiệu quả nhé.

6. Resume or CV: 

    CV thì thường nhiều trường không yêu cầu lắm, nhưng theo mình bạn nộp thêm cũng không sao và cũng là cách bạn tóm tắt lại bản Autobiography cho trường thấy. 

7. Financial Statement (chứng minh tài chính): 

     Thường trong tài khoản nên có ít nhất từ 3000 USD đến 5000 USD, và cụ thể là bao nhiêu thì xem kỹ trong admission của từng trường. Bạn ra ngân hàng mở sổ tiết kiệm, và kêu họ làm xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm cho bạn, có thể họ sẽ hỏi là bạn xác nhận để làm gì, thì hãy nói là làm để đi du học. Yêu cầu các ngân hàng làm form song ngữ Việt-Anh cho bạn nhé. 

Nếu gia đình bạn không có đủ tài chính để chứng minh có 100 triệu, thì hãy đọc bài làm thế nào để xin học bổng không cần qua trung tâm để biết thêm cách làm nhé. 

8. Passport: còn hiệu lực ít nhất trên 6 tháng, tốt nhất là càng lâu càng tốt, nhiều hơn thời bạn ở lại Đài Loan học tập, vì nếu hộ chiếu hết hạn, làm lại rất phiền phức.

9. Phí apply - Application fee.

     Có trường sẽ kêu nộp phí này, có trường không. Nếu có thì khoảng từ 40USD - 60USD. Thường có hai cách để nộp khoản tiền này.

1, Là thanh toán bằng thẻ Visa

2, Là thanh toán bằng ngân hàng nội địa, bằng cách nhờ người bạn quen biết có tài khoản ở Đài Loan nhờ họ thanh toán giùm mình.

Nhớ chụp lại hoá đơn để upload lên hệ thống của trường nhé.

10. Giấy khám sức khỏe và giấy chứng nhận không nhiễm HIV (do các bệnh viện tỉnh hoặc trung ương cấp).

     Bạn có thể tới những bệnh viện hợp lệ theo chỉ định của tổng lãnh sự quán Việt Nam để khám sức khỏe du học Đài Loan như:

- Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội: Ngõ 84 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

- Bệnh viện Tràng An: 59, Ngõ Thông Phong, P. Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.

(Mình đi khám ở đây ạ)

- Tại Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

- Bệnh viện Saint Paul: 12 phố Chu Văn An, Hà Nội.

- Bệnh viện Trung Ương Huế: 16, Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B, Nguyễn Chí Thanh, Q. 5, Hồ Chí Minh.

- Bệnh viện Thống Nhất: 1, Lý Thường Kiệt, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh.

11. Một vài chú ý khác:

      Một vài trường Top sẽ yêu cầu gắp gao hơn, để có thể lựa chọn được những ứng cử viên sáng giá thì:

1. Vài trường sẽ yêu cầu có kinh nghiệm làm việc cho các chuyên ngành liên quan đến quản trị như MBA.

2. Đôi khi cũng yêu cầu mình cung cấp điểm xếp hạng trong lớp học nữa.

Cho nên một chú ý là trước khi ra trường bạn xin thêm luôn cả xếp hạng trong lớp nữa nhé.

3. Một số giấy tờ khác bạn sẽ cần điền theo Form của trường cung cấp như Application Form, Declaration and Authorization,..Những giấy tờ này bạn nên chuẩn bị trước và có thể upload lên hệ thống của scholling bằng cách ấn vào apply của trường trường đó và làm theo 3 steps hướng dẫn và được review hồ sơ miễn phí từ Expert của scholling để tránh sai sót đáng tiếc nhé.

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang