1) Study plan là gì?
►Đó là một bản trình bày về kế hoạch học tập của các bạn trong tương lai, ở trường hợp cụ thể là nộp hồ sơ đi du học Đài Loan, study plan thường được trình dưới dạng một bức thư với lối văn phong trang trọng.
►Hiểu nôm na thì Study plan cũng như một bản CV vậy, nó sẽ cung cấp thông tin cho người đọc về tôi là ai ? tại sao tôi chọn học cái này ? và dự định tương lai của tôi là gì ? Study plan được viết cụ thể, rõ ràng sẽ làm tăng phần thuyết phục với người xét visa ở Văn phòng Kinh Tế và Văn Hóa Đài Bắc.
2) Study plan nên trình bày như thế nào?
►Việc trình bày Study plan bản chất là không có một cách cụ thể, cũng giống như việc CV của mỗi người đều phụ thuộc vào tính sáng tạo cũng như cá tính của tùy từng người. Không có một văn bản hay một ai có thể quy định rằng study plan cần phải được trình bày như thế nào nhưng thông thường nó sẽ được trình dưới dạng một bức thư.
►Về độ dài của study plan thì cố gắng càng cô đọng càng tốt. Nếu như bạn có khả năng trình bày tốt thì cố gắng thu gọn trong một mặt a4 hoặc cùng lắm đến hơn 1 mặt (khoảng mặt rưỡi). Lý do cũng vô cùng đơn giản, sẽ không ai thừa thời gian để đi đọc một bài luận văn dài dặc dằng của bạn cả.
3) Cấu trúc của Study plan:
►Một kế hoạch học tập nghiêm túc là kế hoạch được học sinh, sinh viên lựa chọn với những lý do hợp lý. Một kế hoạch học tốt không chỉ giúp học sinh sinh viên thành công với việc xin visa mà còn thuận lợi trong quá trình học tập lâu dài về sau. Được đây là một số gợi ý cho các bạn chuẩn bị đi du học có những câu trả lời thuyết phục cho kế hoạch du học của mình:
Phần đầu: Giới thiệu bản thân
Thông thường sẽ bắt đầu bằng những cụm như: Dear Sir/Madam, To whom it may concern.
Tiếp theo là bạn phải đưa ra lý do bạn viết bức thư này. Ví dụ: My name is XXX, I am writing this letter to further explain why I would like to apply for XXX Course at XXX College in Taiwan.
Ở mục này các bạn cần phải cho người đọc biết được bạn là ai, trình độ học vấn của bạn đang ở đâu (THPT, đại học…)
Phần thân:
Đây là mục quan trọng nhất của bức thư vì nó sẽ thể hiện cho người đọc biết được ý tưởng của bạn. Phần này chủ yếu là phát triển ý để phục vụ giải thích cho việc bạn muốn xin học tại đất nước của họ.
• Tại sao chọn ngành này, bậc học này (nêu ra sở thích, đam mê….): Bạn phải có lý do rõ ràng vì sao bạn chọn ngành nghề này để theo học. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể giải thích hợp lý cho mỗi sự lựa chọn của mình, để kế hoạch phù hợp với bản thân. Khi chọn khóa học, bạn cần biết trước liệu khóa học đó có thể chuyển đổi qua những chương trình tương tự hay không; chuyên ngành có thể theo học; ngành học này sẽ giúp bạn thực hiện được định hướng nghề nghiệp của bạn hay không, khóa học mang tính học thuật hay ứng dụng.
• Tại sao là đất nước này mà không phải là học tại đất nước của bạn hoặc các quốc gia khác?
• Tại sao bạn chọn khóa học này (nêu ra những tìm hiểu của bạn về trường, thành phố, khóa học). VD: Tôi chọn trường này vì…, thành phố này là một thành phố…, khóa học này với cấu trúc và một số môn như…có thể cho tôi kiến thức về…
• Việc học tập này sẽ giúp gì cho bạn trong tương lai ? Học xong dự định của bạn là gì ? (Ở đây đa phần sẽ cố hướng để cho người đọc thấy rằng học xong sẽ về lại đất nước chứ không tìm cách ở lại trái với pháp luật nước họ). VD: Với kiến thức ngành XXX tôi tin rằng nó sẽ cung cấp cho tôi đủ kỹ năng để trở về nước tiếp quản công việc gia đình…Mục đích chính ở đây bạn sẽ cho người đọc thấy được rằng bạn biết bạn đang làm gì, bạn cần gì và muốn gì. Đặc biệt là việc học tập của bạn sẽ không ảnh hưởng đến đất nước của họ (nhập cư trái phép, còn bạn học xong đáp ứng đủ điều kiện nhập cư thì đương nhiên họ sẽ chào đón bạn).
Phần cuối:
Phần chắc là dễ thở nhất đối với các bạn, việc kết thư chỉ cần đơn giản không dài dòng. Bạn có thể sử dụng những mẫu câu đơn giản.