HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN VISA DU LỊCH, THĂM THÂN ĐỨC CHI TIẾT 2023

1. Visa Đức có mấy loại? 

Visa Đức gồm 3 loại chính là:

Visa ngắn hạn (hay còn gọi là visa Schengen)

Thị thực Schengen được cấp trong trường hợp bạn dự định ở lại khu vực Schengen (trong đó có Đức) tối đa 90 ngày với thời hạn 6 tháng (180 ngày) cho các mục đích ngắn hạn như công tác, du lịch thăm thân.

Visa ngắn hạn bao gồm các loại:

♦ Visa du lịch

♦ Visa công tác

♦ Visa thăm thân

♦ Visa điều trị y tế

♦ Visa đào tạo ngắn hạn

♦ Visa sự kiện văn hóa thể thao

Visa dài hạn (hay còn gọi là visa quốc gia, visa loại D)

Trong trường hợp bạn dự định ở lại Đức hơn 90 ngày cho các mục đích làm việc, học tập hoặc chuyển đến Đức vĩnh viễn bạn sẽ xin visa dài hạn hay còn gọi là visa quốc gia.

Với visa dài hạn bạn có thể nhập cảnh nhiều lần vào Đức, thời gian lưu trú và thời hạn sẽ trên 90 ngày hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mục đích nhập cảnh và hồ sơ của bạn.

Visa quốc gia gồm các loại:

♦ Visa du học

♦ Visa học nghề

♦ Visa cho mục đích công nhận trình độ nghề nghiệp đào tạo tại nước ngoài

♦ Visa lao động dành cho người có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đại học

Visa quá cảnh

Công dân của một số quốc gia yêu cầu cần có thị thực quá cảnh sân bay khi bay qua Đức đến điểm đến cuối cùng của họ.

1. Đơn xin cấp thị thực 

Điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.

(Để điền đơn, quý vị vui lòng chọn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của người nộp đơn – nếu có thể. Như vậy, tất cả các thông tin giải thích trong đơn sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ này.)

2.2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học 

Chụp gần đây, ảnh phải giống nhau (cỡ 45mm x 35mm).

Đề nghị chỉ dán một ảnh vào đơn xin cấp thị thực (một ảnh còn lại không được dán, vì cần dùng để scan).

2.3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức 

Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của quý vị phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày quý vị rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.

Nếu người nộp đơn là trẻ dưới tuổi thành niên thì phải nộp thêm bản tuyên bố đồng ý của cha mẹ + Giấy khai sinh của trẻ em.

Lưu ý: Không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu

2.4. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân Việt Nam

Giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.

2.5. Bằng chứng về việc làm (nếu có):

♦ Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc

♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)

♦ Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương)

♦ Sổ bảo hiểm xã hội

Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:

♦ Chứng nhận đăng ký kinh doanh,

♦ Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.

Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu: Chứng nhận trả lương hưu ba tháng gần nhất.

Nếu người nộp là học sinh/sinh viên: Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên.

2.6. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:

♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm) và/hoặc

♦ Giấy cam kết bảo lãnh (= Verpflichtungserklärung). Giấy cam kết bảo lãnh này do Sở Ngoại kiều tại Đức (Ausländerbehörde) cấp và phải trình bản chính khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực.

2.7. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:

♦ Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng + Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen

♦ Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen

♦ Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Xác nhận thông tin về cư trú do Cơ quan Công an cấp

2.8. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/ chỗ ở riêng

♦ Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ hoặc bằng chứng về chỗ ở riêng với địa chỉ đầy đủ (tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…),

♦ Lịch trình đi chi tiết.

2.9. Bằng chứng về những lần lưu trú tại khu vực Schengen trước đây (nếu có):

Bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại đã hết hạn/cũ ngoài giấy tờ nêu ở mục số 3.

2.10. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc: (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR ~ 750.000.000 VND).

3. Hồ sơ xin visa thăm thân

Bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ từ mục 1-4 giống hồ sơ visa du lịch và nộp thêm các giấy tờ sau đây:

3.5. Giấy tờ của người mời tại Đức:

♦ Thư mời viết gần đây, không cần theo mẫu, có chữ ký

♦ Người mời là công dân Đức hoặc EU: bản sao thẻ căn cước (Personalausweis), mặt trước và sau

♦ Người mời là người nước ngoài: bản sao giấy phép cư trú (Aufenthaltstitel), mặt trước và sau

3.6. Bằng chứng về việc làm (nếu có):

♦ Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc

♦ Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)

♦ Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương)

♦ Sổ bảo hiểm xã hội 

Người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:

♦ Chứng nhận đăng ký kinh doanh

♦ Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất 

Người nộp đơn đã nghỉ hưu: Xác nhận lương hưu ba tháng gần nhất, thẻ hưu trí

Người nộp đơn là học sinh/ sinh viên: Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên 

 

 

 

 

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang