. LỄ HỘI VĂN HÓA (文化祭 BUNKASAI) LÀ GÌ?
Lễ hội văn hóa diễn ra xung quanh ngày văn hóa 3/11 hàng năm ở tất cả các ngôi trường ở Nhật, từ trường mẫu giáo cho đến bậc đại học.
Theo chỉ định của Bộ Văn hóa – Giáo dục Nhật Bản, lễ hội văn hóa được coi là một phần bắt buộc trong chương trình học chính khóa ở trường từ bậc tiểu học đến THPT. Đây là hoạt động giúp làm tăng động lực và hứng thú học tập cho thanh thiếu niên Nhật.
Các hoạt động trong lễ hội văn hóa mang lại không khí vui tươi và sôi động. Các hoạt động này còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần đồng đội.
Tham gia vào các hoạt động của lễ hội văn hóa, học sinh, sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng xã hội. Đồng thời, hình thành những giá trị và phẩm chất quan trọng như sự tự tin, trách nhiệm, và tinh thần hợp tác.
. NHỮNG TÊN GỌI KHÁC CỦA LỄ HỘI VĂN HÓA BUNKASAI
Như đã biết, ở Nhật Bản từ trường mẫu giáo đến trường đại học đều tổ chức lễ hội văn hóa. Đối với mỗi bậc học, sự kiện này lại có một tên gọi khác nhau:
Trường |
Tiếng Nhật |
Mẫu giáo |
Seikatsu-happyo-kai (生活発表会) |
Trường tiểu học |
Gakugei-kai (学芸会) |
Trường tiểu học |
Gakushu-happyo-kai (学習発表会) |
Cao đẳng |
Bunka-sai (文化祭) |
Trung học phổ thông |
Bunka-sai (文化祭) |
Trường đại học |
Daigaku-sai ( 大学祭) |
3. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN TRONG MỘT LỄ HỘI VĂN HÓA
Lễ hội văn hóa trường học là sự kiện toàn bộ học sinh sinh viên cùng tham gia. Trước ngày lễ hội, các lớp thường tổ chức cuộc họp để thảo luận về kế hoạch chuẩn bị.
Đặc biệt, tại các trường cấp 3, học sinh thường tự mình mở quầy bán bánh bạch tuộc “takoyaki”, mì xào “yakisoba” và nhiều món ăn khác. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào các hoạt động như đóng kịch, nhảy múa, làm nhà ma và nhiều nội dung giáo dục và giải trí khác.
Ở bậc đại học, lễ hội thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, bao gồm cuối tuần. Như vậy, những ai có hứng thú có thể dễ dàng sắp xếp đến tham quan. Những câu lạc bộ ngoại khóa từ âm nhạc, thi ca, kịch nghệ và thể thao đều lấy đây là cơ hội để phô bày những thành quả tập luyện của mình.
4. ĐẶC QUYỀN KHI THAM GIA CÁC LỄ HỘI VĂN HÓA TẠI NHẬT
4.1 Giao lưu kết bạn
Đến với lễ hội văn hóa các bạn học sinh, sinh viên có thể giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau. Sự kiện này không chỉ đơn thuần giới thiệu về văn hóa Nhật Bản, mà còn là dịp các câu lạc bộ và các học sinh trong trường thể hiện tài năng của mình.
Đối với du học sinh, đây còn là cơ hội để giới thiệu văn hóa nước mình tới các bạn người Nhật. Nếu đang ở Nhật Bản, đừng bỏ lỡ cơ hội kết thêm bạn mới và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ tại lễ hội văn hóa bạn nhé!
4.2 Tìm hiểu về văn hóa và truyền thống Nhật Bản
Các lễ hội văn hóa thường bao gồm các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực và trò chơi truyền thống của Nhật Bản. Đây là cơ hội để các bạn du học sinh tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống của đất nước mặt trời mọc. Ví dụ:
– Tham gia các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản như múa, hát, kịch…
– Thưởng thức các món ăn truyền thống như sushi, ramen, tempura và bánh ngọt.
4.3 Trải nghiệm không khí lễ hội sôi động và náo nhiệt
Các lễ hội văn hóa ở Nhật Bản thường rất đông vui và sôi động. Du học sinh được hòa mình vào không khí lễ hội đầy màu sắc và tận hưởng những giây phút thư giãn đáng nhớ.
Điều này giúp các bạn giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và sinh hoạt căng thẳng. Cùng bạn bè nhảy múa, hát hò quả là một lựa chọn tuyệt vời phải không nào?