KINH NGHIỆM THẨM TRA APS THÀNH CÔNG - CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP

1. APS là gì?

Đối với các sinh viên muốn du học Đức thì APS không còn quá xa lạ. APS hay còn gọi là Akademische Prüfstelle là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS kiểm tra lại các hồ sơ học tập và nguyện vọng du học Đức của sinh viên  xem có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học tại Đức hay không. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với tất cả các sinh viên muốn bắt đầu học Đại học tại Đức.

Khác với APS dành cho sinh viên đang học đại học, APS dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học chỉ tổ chức 2 lần trong một năm là vào tháng 5 và tháng 11, sinh viên phải đăng ký nộp hồ sơ phỏng vấn cho Đại sứ quán trước 3 tháng, lần lượt là vào tháng 2 và tháng 8. Sau đó đợi Đại sứ quán sắp xếp lịch phỏng vấn qua email.

Sau quá trình thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho chứng chỉ APS , chứng chỉ này có hiệu lực vô thời hạn, sinh viên sẽ sử dụng chứng chỉ APS này để đăng ký nhập học tại các trường Đại học của Đức. Đối với các khóa học về năng khiếu như  nghệ thuật, hội họa, âm nhạc…. sinh viên sẽ có chứng chỉ APS riêng tương ứng với ngành học.

2. Tại sao phải phỏng vấn APS?

♦ Kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ, hồ sơ mà sinh viên nộp

♦ Kiểm tra xem sinh viên có đủ điều kiện đăng ký học tại Đức hay không.

♦ Đối với những sinh viên thuộc nhóm 2, sinh viên sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn. Vòng phỏng vấn kéo dài trong khoảng 15 phút, sinh viên sẽ được hỏi về những kiến thức mình đã học. Sinh viên được lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức và phải cho người phỏng vấn thấy rằng sinh viên đó có tiếng Anh hoặc Đức khá và có vốn từ vựng chuyên ngành đã học. Như vậy, APS có thể thẩm tra và kết luận xem những kiến thức sinh viên thể hiện có tương xứng với bằng cấp mà sinh viên đã nộp hay không.

3. Các hồ sơ cần chuẩn bị khi thẩm tra APS

APS chủ yếu kiểm tra lại hồ sơ học tập của sinh viên, vì vậy các bạn chỉ cần chuẩn bị các hồ sơ học tập cần thiết dưới đây là được nhé:

♦ Hộ chlếu

♦ Học bạ cấp 3

♦ Bằng tốt nghiệp cấp 3

♦ Bảng điểm đại học

♦ Bằng tốt nghiệp đại học

♦ Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)

.1. Các câu hỏi phỏng vấn Part 1

♦ Introduce yourself

♦ What did you do after graduated uni?

♦ Why do you choose to study in Germany?

♦ How do you know about Germany?

♦ What is your study plan in Germany?

♦ Which university do you want to learn in Germany?

♦ Why do you choose this University?/ What do you know about this University?

♦ Which major do you want to study in Germany?

♦ Why do you choose this major?

♦ When will the course begin?

♦ How long will you study in Germany?

♦ Do you intend to work in Germany after finishing your study? Do you intend to stay..?

♦ Do you know about the tuition fee of German university?/ what is fee?

♦ Do you intend to work during your studies in Germany?

♦ Who will you live with during your studies in Germany?

♦ How can you have the acceptance letter this Uni?

♦ Where will you live when learning in Germany?

♦ What do you know about your city that you will live?

♦ Why don't you choose studying in English-speaking countries?

♦ Will you study Bachelor or master in Germany?

♦ When did you graduate high school/ university?

♦ What do you do after graduating university?

♦ Do you have any relatives in Germany?

♦ What do parents do?

♦ Who will finance for you during studying in Germany?

♦ How much can they give you when studying in Germany?

4.2. Các câu hỏi phỏng vấn Part 2

Hỏi về các môn học:

♦ How many subjects did you have in university?

♦ Why did you get the lowest/ highest mark in this subject?

♦ What subjects are important in your opinion?

♦ How did you put it practice?

♦ Why did you resolve the exercise in this way? 

5. Kinh nghiệm luyện phỏng vấn APS

♦ Trước hết, các bạn sinh viên cần nắm bắt được mục đích đi du học tại Đức là gì để chuẩn bị sẵn các câu trả lời phù hợp với mong muốn cũng như hồ sơ của mình.

♦ APS là bài phỏng vấn để kiểm tra kiến thức đã học ở đại học vì vậy các bạn sẽ cần tổng hợp lại quá trình học đại học, đã học các môn gì và định nghĩa cơ bản của các môn học đó.

♦ Đối với những bạn đã tốt nghiệp khá lâu và có một khoản thời gian đi làm , thì cũng đừng quá lo lắng vì đã quên nhiều kiến thức, vì nhiều khi các bạn chỉ bị hỏi về quá trình làm việc, tuy nhiên, các bạn cũng cần chuẩn bị sơ bộ các kiến thức về ngành học sẽ học của mình tại Đức, để người phỏng vấn tin rằng bạn vẫn còn đủ kiến thức để học tập.

♦ Điều cuối cùng quan trọng nhất là các bạn sinh viên nên giữ một tâm thế bình tĩnh, tác phong gọn gàng, ăn nói mạch lạc, và tự tin để tham gia buổi phỏng vấn một cách thuận lợi nhất.

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang