Tết Đoan Ngọ Đài Loan thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, Tết Đoan Ngọ được xem là 1 trong 3 ngày lễ lớn nhất năm tại đây. Vào dịp lễ Tết Đoan Ngọ người dân sẽ cùng nhau thực hiện các nghi lễ, nghi thức và tham gia vào các hoạt động vui chơi mang đến niềm vui và sự may mắn.
Nguồn gốc về ngày Tết Đoan Ngọ
Tương truyền Tết Đoan Ngọ là một dịp lễ để tưởng niệm nhà thơ Khuất Bình 屈平, tự là Nguyên 原, vẫn thường được gọi là Khuất Nguyên 屈原, là một thi sĩ được sinh ra tại nước Sở sống ở thời Chiến Quốc, Ông cũng là trung thần ở nước Sở thời Chiến Quốc thời bấy giờ.
Theo sử sách, ông là một người tính tình cương trực, là một trung thần hết lòng vì dân vì nước, thường hay can gián nhà vua, Chính vì thế, nhiều quan nịnh thần bày mưu hãm hại ông và khiến ông bị lưu đày biên ải.
Tuy nhiên, trên đường bị đày ra biên ải khi nghe tin nước Sở mất, ông đã gieo mình xuống sông Mịch La (汨罗). Người dân thương tiếc, thường tổ chức tưởng niệm vào ngày ông tự vẫn, chính là mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Các Phong tục và hoạt động vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Đài Loan
1. Tổ chức lễ hội đua thuyền Rồng trên sông (龍舟比賽)
Tương truyền, sau khi nghe tin Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La, rất nhiều người dân lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông Mịch La để cứu ông, đoàn thuyền đi mãi đến tận hồ Động Đình mà không tìm thấy thi thể của ông.
Sau này vào mùng 5 tháng 5 hằng năm đã có rất nhiều người tổ chức hoạt động đua thuyền rồng để tưởng nhớ vị trung thần này, lễ hội diễn ra với tham gia đông đảo của người dân địa phương. Du khách có thể ngồi lại để cổ vũ hoặc đăng ký tham gia đua thuyền để cảm nhận bầu không khí náo nhiệt này
Tết Đoan Ngọ là gì ?
Tết Đoan Ngọ Đài Loan thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, Tết Đoan Ngọ được xem là 1 trong 3 ngày lễ lớn nhất năm tại đây. Vào dịp lễ Tết Đoan Ngọ người dân sẽ cùng nhau thực hiện các nghi lễ, nghi thức và tham gia vào các hoạt động vui chơi mang đến niềm vui và sự may mắn.
Nguồn gốc về ngày Tết Đoan Ngọ
Tương truyền Tết Đoan Ngọ là một dịp lễ để tưởng niệm nhà thơ Khuất Bình 屈平, tự là Nguyên 原, vẫn thường được gọi là Khuất Nguyên 屈原, là một thi sĩ được sinh ra tại nước Sở sống ở thời Chiến Quốc, Ông cũng là trung thần ở nước Sở thời Chiến Quốc thời bấy giờ.
Theo sử sách, ông là một người tính tình cương trực, là một trung thần hết lòng vì dân vì nước, thường hay can gián nhà vua, Chính vì thế, nhiều quan nịnh thần bày mưu hãm hại ông và khiến ông bị lưu đày biên ải.
Tuy nhiên, trên đường bị đày ra biên ải khi nghe tin nước Sở mất, ông đã gieo mình xuống sông Mịch La (汨罗). Người dân thương tiếc, thường tổ chức tưởng niệm vào ngày ông tự vẫn, chính là mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Các Phong tục và hoạt động vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Đài Loan
1. Tổ chức lễ hội đua thuyền Rồng trên sông (龍舟比賽)
Tương truyền, sau khi nghe tin Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La, rất nhiều người dân lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông Mịch La để cứu ông, đoàn thuyền đi mãi đến tận hồ Động Đình mà không tìm thấy thi thể của ông.
Sau này vào mùng 5 tháng 5 hằng năm đã có rất nhiều người tổ chức hoạt động đua thuyền rồng để tưởng nhớ vị trung thần này, lễ hội diễn ra với tham gia đông đảo của người dân địa phương. Du khách có thể ngồi lại để cổ vũ hoặc đăng ký tham gia đua thuyền để cảm nhận bầu không khí náo nhiệt này
2. Ăn bánh Ú (粽子)
Ngoài những hoạt động vui chơi giải trí cũng không thể quên nhắc đến những món ăn đặc sắc tại đây. Đối với mỗi người dân Đài Loan khi nhắc đến Tết Đoan Ngọ tuyệt nhiên không thể nào không nhắc đến món bánh Ú đặc sắc vào ngày lễ đặc biệt này.
Truyền thuyết kể lại rằng khi nghe tin Khuất Nguyên đã gieo mình xuống sông, người dân ở đây không muốn thi thể Ông bị cá ăn mất nên đã làm bánh Ú thả xuống nước để bầy cá không thể rỉa thi thể của Ông, vì vậy nên hằng năm người dân sẽ có phong tục làm bánh Ú để tưởng nhớ đến Ông
Bánh Ú có lớp vỏ được làm từ nếp và nhân bánh cũng rất phong phú. Tại Đài Loan, bánh Ú có cả nhân ngọt và nhân mặt tùy theo khẩu vị của từng thực khách
Đối với bánh ngọt, nhân thường được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen. Còn với nhân mặn thì công phu hơn có thịt heo, nấm đông cô, nấm hương, trứng muối, đậu phộng… hòa quyện chung với nhau tạo ra một hương vị truyền thống đặc biệt.
3. Phong tục dựng trứng (立蛋)
Tương truyền vào 12g trưa mọi người dựng thành công 1 quả trứng trên mặt đất sẽ mang lại cho bản thân rất nhiều may mắn và hạnh phúc trong suốt 1 năm