Trung Quốc phá vỡ chiến lược thay thế nguồn cung cấp khí đốt Nga của phương Tây?

Khi châu Âu tăng tốc giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, Trung Quốc bất ngờ dồn lực đầu tư vào Ai Cập – cửa ngõ xuất khẩu khí đốt quan trọng. Nếu Bắc Kinh thành công, phương Tây sẽ phải đối mặt với rủi ro kép: thiếu nguồn cung và mất quyền kiểm soát vận chuyển. Ai sẽ thắng trong cuộc đua địa chính trị này?

Theo trang tin Oilprice.com, Ai Cập – quốc gia nắm giữ vị trí chiến lược tại ngã tư Bắc Phi, Trung Đông và Địa Trung Hải – đang trở thành “chiến trường” mới trong cuộc đua giành nguồn cung khí đốt toàn cầu. Khi phương Tây tìm cách thay thế năng lượng từ Nga sau xung đột ở Ukraine, Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Ai Cập, nguy cơ phá vỡ kế hoạch an ninh năng lượng của châu Âu.

Vị trí "vàng" của Ai Cập

Ai Cập không chỉ sở hữu trữ lượng khí đốt dồi dào mà còn kiểm soát hai tuyến vận chuyển then chốt: Kênh đào Suez (10% dầu và khí tự nhiên hoá lỏng, LNG, toàn cầu đi qua) và Đường ống Suez-Địa Trung Hải. Đây cũng là quốc gia Arab hiếm hoi có cơ sở hạ tầng xuất khẩu LNG hoạt động, biến nước này thành “trung tâm phân phối” lý tưởng cho châu Âu.

Sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu lục này năm 2022, phương Tây đổ xô vào Ai Cập. Các tập đoàn Chevron, BP, ExxonMobil (Mỹ) và Eni (Italy) đã phát hiện nhiều mỏ khí lớn, như Nargis-1 (trữ lượng 99 tỷ m³) và Nefertari-1. BP cam kết đầu tư 3,5 tỷ USD thăm dò, trong khi Shell mở rộng khai thác.

Trung Quốc “đổ bộ”: Từ khí đốt đến BRI

Không đứng ngoài cuộc, Trung Quốc thông qua Công ty Dầu khí Quốc tế Phương Bắc (NPIC) – thuộc tập đoàn Norinco – tuyên bố đầu tư 100 triệu USD ban đầu để mua lại các mỏ dầu, khí đốt ở Sa mạc phía Tây và vùng biển Địa Trung Hải. Một nguồn tin EU tiết lộ với OilPrice.com: “Bắc Kinh dự kiến chi hàng tỷ USD tại Ai Cập, tập trung vào năng lượng trước khi mở rộng sang hạ tầng và công nghệ qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)”.

NPIC không phải “tân binh” tại Ai Cập. Từ năm 2014, công ty này đã thâm nhập thị trường dưới sự bảo trợ của tập đoàn ZhenHua Oil. Năm 2023, hai nước ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược đến năm 2028, cho phép Trung Quốc đầu tư vào năng lượng, AI (trí tuệ nhân tạo), quốc phòng. Đáng chú ý, các công ty Trung Quốc được phép triển khai nhân viên an ninh tại các dự án – điều phương Tây lo ngại về ảnh hưởng quân sự hóa.

Phương Tây phản công: xây dựng “mạng lưới an ninh khí đốt”

Để đối phó, phương Tây đẩy mạnh hợp tác với Ai Cập, cụ thể: Chevron xây dựng đường ống dẫn khí từ Síp, biến Ai Cập thành trạm trung chuyển LNG sang châu Âu. ExxonMobil phát hiện mỏ khí Nefertari-1, dự kiến khoan thêm hai giếng với chi phí 240 triệu USD vào 2026. BP và Shell mở rộng khai thác tại Địa Trung Hải, nơi được ví như “vựa khí đốt” mới của thế giới. Clay Neff, Chủ tịch Chevron, nhấn mạnh: “Đông Địa Trung Hải giàu tài nguyên và hợp tác với Ai Cập là chìa khóa an ninh năng lượng”.

Ngoài khí đốt, Ai Cập quan trọng bởi kiểm soát các tuyến vận chuyển toàn cầu. Trung Quốc đã nắm Eo biển Hormuz (thông qua thỏa thuận 25 năm với Iran) và Eo biển Bab al-Mandab (qua đầu tư vào Djibouti). Nếu chiếm lĩnh Kênh đào Suez, Bắc Kinh sẽ kiểm soát phần lớn mạng lưới năng lượng thế

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang