Bước 1: Xác định loại Visa cần làm
Có rất nhiều loại Visa sang Đức như: visa bảo lãnh, visa thăm thân. Visa đoàn tụ, visa kết hôn. Mỗi loại visa lại phục vụ một đối tượng khác nhau. Với học viên muốn đi du học tại Đức thì loại visa cần chuẩn bị là Visa bảo lãnh. Ở bài viết này VNPC xin hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm Visa du học Đức
Bước 2: Đăng ký lịch hẹn thông qua hệ thống cổng thông tin của Đại sứ quán
- Bạn phải điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn trên website, quan trọng nhất là địa chỉ email và số hộ chiếu. Sau khi đặt lịch hẹn thành công, bạn sẽ nhận được thư xác nhận gửi tới địa chỉ mail mà bạn đã đăng ký. Bạn cần in thư này ra và xuất trình tại cửa ra vào của Đại sứ quán Đức..
- Việc đăng ký hẹn chỉ có thể thực hiện qua Internet
- Đại sứ quán chỉ nhận những hồ sơ với đầy đủ giấy tờ.
- Hồ sơ không đầy đủ sẽ bị trả lại.Trong trường hợp này người xin cấp thị thực phải đăng ký lại hẹn nộp hồ sơ.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Từ ngày 1/1/2007 đến nay tất cả các thí sinh muốn sang Đức du học trước tiên phải nộp hồ sơ tại Bộ phận kiểm tra học vấn (viết tắt là APS). Sau khi việc xét hồ sơ kết thúc và đã được nhân viên của APS phỏng vấn, thí sinh sẽ được nhận một chứng chỉ. Với chứng chỉ này thí sinh có thể đăng ký học tại một trường đại học tại Đức. Chứng chỉ APS là điều kiện để xét hồ sơ xin cấp thị thực đi học tiếng, học dự bị đại học hoặc học đại học tại Đức.
Các bạn sẽ nhận được thông tin cụ thể về APS tại các địa chỉ sau:
- Bộ phận kiểm tra học vấn, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội
- Trung tâm thông tin của DAAD tại TP. Hồ Chí Minh
Sau khi đã có chứng chỉ APS, việc tiếp theo cần làm đó là chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn: (Cần khai đầy đủ 02 bản) Các bạn lưu ý: Tờ khai này các bạn có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh nhé.
+ 02 ảnh mới chụp 3*4, phông nền trắng: Chụp trực diện, lưu ý phải là chụp trực diện khuân mặt các bạn nhé. Các bạn nên tới những địa điểm chụp ảnh thẻ chuyên nghiệp, tránh tới những nơi không uy tín dẫn khiến các bạn phải làm lại hồ sơ.
+ Hộ chiếu của người xin cấp thị thực.: Hộ chiếu của bạn phải đang còn giá trị. Hãy kiểm tra kỹ điều này.
+ Bảng tổng hợp quá trình học tập và công tác của các bạn tính từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học (ghi chi tiết cả thời gian các bạn không đi học và không đi làm) cho tới khi các bạn nộp hồ sơ.
+ Chứng minh tài chính
Cần phải chứng minh năng lực của bạn cho thời gian cư trú tại Nước Đức bằng cách nộp một trong các giấy tờ sau:
- Giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung theo các điều 66-68 Luật Cư trú Đức). Chỉ áp dụng với trường hợp có người thân Bảo Lãnh Bên Đức. Người thân của bạn phải ra Sở ngoại kiều hoàn thiện các thủ tục được hướng dẫn.
- Giấy chứng nhận bạn có tài khoản “phong tỏa” tại một ngân hàng Đức tại Việt Nam (commerzbank ag) hoặc tại những ngân hàng tại Việt Nam được bên Đức chấp nhận như: Vietcombank; Viettinbank….với số tiền tối thiểu là 8.040 - Euro. Đây là yêu cầu bắt buộc cho mỗi bạn, tuy nhiên số tiền đó sẽ vẫn là của các bạn. Lưu ý Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa (Sperrkonto), mỗi tháng các bạn chỉ được rút tối đa 670 Euro phục vụ cho cá nhân.
- Giấy Chứng nhận có bảo lãnh của một ngân hàng Đức với mức tiền 8.040 Euro mỗi năm.
- Chứng nhận được cấp học bổng từ trường Đại Học ở Đức, đơn vị cấp học bổng cho các bạn ( trong trường hợp nhận được học bổng tại trường Đại học bên Đức)
+ Bản chính chứng chỉ APS
(Chứng chỉ này không cần thiết đối với trường hợp Du học sinh đi du học Master tại Đức, hay nói cách khác các bạn đã tốt nghiệp một trường Đại học ở Việt Nam và đi du học cao học tại Đức).
Và một trong những giấy tờ sau:
- Giấy báo nhập học ngành đăng ký tại một trường ở Đức đã nhận các ban, có điều kiện kèm theo (bedingter Zulassungsbescheid)
- Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký trước một suất học tại một trường đại học/cao đẳng Đức (Studienplatzvormerkung)
- Hoặc Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học đại học/ cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – „endgültige Mitteilung“) và trong trường hợp cần thiết:
+ Chứng nhận đăng ký một khóa học tiếng Đức.
Ngoài bộ hồ sơ gốc phải nộp thêm hai bộ hồ sơ phô tô. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết ñịnh về hồ sơ xin cấp thị thực.
Trong từng trường hợp cụ thể có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ ñược nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho người xin cấp thị thực biết bằng văn bản.
Xem thêm: Visa du học canada
Bước 4: Nộp hồ sơ xin Visa du học Đức
Hồ sơ bao gồm gồm 3 bộ, 1 bộ gốc và 2 bộ photo. Mỗi bộ cho vào một túi hồ sơ riêng biệt và sắp xếp theo trình tự để nhân viên của đại sứ quán dễ dàng kiểm tra hồ sơ của bạn. Bộ hồ sơ gốc chỉ để đối chiếu, nhân viên làm thủ tục visa chỉ thu 2 bộ hồ sơ photo và hộ chiếu bản gốc. Sau đó bạn nộp lệ phí 60 Euro và nhận biên lai thu tiền. Phải giữ lại biên lai để làm căn cứ nhận kết quả.
Bước 5: Thời gian xét hồ sơ
Thời gian xét hồ sơ cấp visa thông thường là bốn tuần đối với một bộ hồ sơ đầy đủ. Sẽ có thông báo từ nhân viên đại sứ quán để bạn tới nhận visa. Khi đi nhận visa bạn cần mang theo biên lai thu tiền.
Bước 6: Lệ phí
- 60 Euro (trả tiền mặt bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc trả bằng Euro với thẻ tín dụng)
- Lệ phí phải trả trực tiếp tại cửa nhận hồ sơ của sứ quán khi nộp hồ sơ. Không hoàn lại tiền lệ phí ngay cả trong trường hợp hồ sơ xin cấp thị thực bị từ chối.
Bước 7: Phỏng vấn xin Visa du học Đức với Đại sứ quán
Động cơ học tập của bạn:
Tìm hiểu rõ về vấn đề này là mục đích chính của buổi phỏng vấn. Các cán bộ lãnh sự muốn biết bạn đã chuẩn bị tích cực đến đâu cho việc du học cũng như việc đối phó với những khó khăn đang chờ đón bạn và những điều kiện mà bạn đã tự trang bị cho mình để vượt qua những khó khăn đó.
Thông thường động cơ học tập của bạn sẽ được thể hiện qua phần trả lời các câu hỏi cụ thể dưới đây
- Tôi muốn học gì? Tại sao?
- Du học Đức sẽ đem lại cho tôi những thuận lợi gì so với học đại học ở Việt Nam hay tại các nước khác?
- Những trường đại học tổng hợp/đại học/cao đẳng nào có ngành học mà tôi muốn theo?
- Những trường đại học tổng hợp/đại học/cao đẳng nào thuận lợi nhất đối với tôi? phù hợp nhất với trình độ và các mục tiêu học tập của tôi? Tại sao?
- Có những sự khác biệt nào trong chương trình đào tạo và trong những yêu cầu giữa các trường khác nhau?
- Khó khăn sẽ đến với tôi trong lĩnh vực nào? Tôi sẽ đối phó ra sao với những khó khăn đó?
- Tôi muốn làm việc gì và làm việc ở đâu sau khi học xong?
Trình độ kiến thức:
Một mục đích nữa của cuộc phỏng vấn là các nhân viên lãnh sự muốn đánh giá trình độ tiếng Đức và kiến thức chuyên môn ban đầu của bạn. Hãy trình bày cho họ biết những kiến thức mà bạn đã học cũng như kế hoạch học tập hiện tại và tương lai của bạn. Tại Đức, việc lựa chọn ngành học, lên kế hoạch thời gian và hoàn thành chương trình học tập là ở chính sinh viên. Do đó, những sinh viên có khả năng sẽ biết lựa chọn ngành học phù hợp, tự lên chương trình học cho mình. Nếu bạn thể hiện cho nhân viên lãnh sự thấy được khả năng độc lập của mình, bạn sẽ dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn”