Lễ hội mùa xuân (hay tết Nguyên Đán)
Có thể nói, tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất với người Trung Quốc mỗi năm. Vậy tết Trung Quốc vào ngày nào? Lễ hội này được tổ chức vào ngày 1/1 hàng năm theo âm lịch, đây cũng là dịp nghỉ lễ dài của người dân.
Theo quan niệm, tết Nguyên Đán là dịp mọi người trong gia đình cùng nhau sum họp trong mâm cơm gia đình. Trong bữa cơm đoàn viên không thể thiếu các món như thịt gà, cá, khoai sọ, đậu,... chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy mỗi địa phương. Riêng món cá, người ta sẽ để lại 1 phần qua đêm chờ sang năm mới với ý nghĩ cả nhà sẽ có một cuộc sống dư dật thoải mái.
Gần đến ngày tết Nguyên Đán, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa và trang trí bằng những mảnh giấy, đèn lồng, tết hoa trang trí, điểm chung là tất cả đều mang màu đỏ tươi rực rỡ. Trên những miếng giấy đỏ ghi các câu chúc may mắn, hạnh phúc, sức khỏe trong năm mới.
Trong lễ hội mùa xuân có nhiều hoạt động văn hóa khá giống tại Việt Nam như: thờ cúng tổ tiên cầu mong năm mới tốt lành, phát phong bao lì xì đỏ mừng tuổi con cháu và khách đến nhà,...
Là dịp lễ lớn nhất mỗi năm, Trung Quốc nghỉ tết bao nhiêu ngày? Tết kéo dài 15 ngày, tuy nhiên số ngày nghỉ tết chính thức thường là 7 ngày.
Lễ hội trăng rằm (tết Trung Thu)
Có rất nhiều truyền thuyết về lễ hội trăng rằm, nhiều người cho rằng đây là ngày lễ hội Trung Quốc truyền thống khi người dân xưa tổ chức ăn mừng vụ thu hoạch mùa thu. Dù theo truyền thuyết nào thì đây cũng là lễ hội lớn được tổ chức trên cả nước hàng năm.
Vào đúng đêm Trung Thu, mặt trăng trên bầu trời là tròn nhất, sáng nhất và đẹp nhất. Mọi người sẽ tụ họp cùng nhau ăn bánh trung thu truyền thống và uống trà thưởng trăng.
Ngoài ra vào ngày lễ này, rất nhiều hoạt động được tổ chức đông vui, náo nhiệt như: biểu diễn múa rồng, múa lân độc đáo trên đường phố, người dân thắp hương cho những vị thần như Hằng Nga,... Ngoài ra, đèn lồng cũng được treo trang trí ở mọi nhà. Nếu có dịp trải nghiệm, chắc chắn không khí lễ hội Trung Quốc này sẽ là kỉ niệm khó quên với bạn.
Tiết Thanh minh 12/3 âm lịch
Đây là lễ hội Trung Quốc truyền thống quan trọng thể hiện nét văn hóa uống nước nhớ nguồn, thờ phụng tổ tiên của người dân. Ngày tổ chức là ngày 12/3 âm lịch.
Trong ngày này, người dân thường đi Tảo mộ (dọn dẹp lại mộ phần và khu vực xung quanh), cúng bái thức ăn và đốt tiền mã mong cho cuộc sống của ông bà tổ tiên dưới đó được đủ đầy. Tiết Thanh minh ở một số nơi sẽ đi cùng với hội đạp thanh.
Lễ hội đèn lồng truyền thống
Nhiều người nhầm lẫn lễ hội đèn lồng với tết Trung Thu ở Trung Quốc, thực ra đây là hai lễ hội khác nhau, đều sử dụng đèn lồng trang trí. Lễ hội đèn lồng được tổ chức sau tết Nguyên Đán khoảng 2 tuần.
Trong ngày này, người dân sẽ ăn bánh bao ngọt chung với súp truyền thống, tượng trưng cho sự hòa hợp no ấm. Ngoài ra, người dân sẽ đốt pháo hoa với niềm tin xua đi quỷ dữ, thắp sáng đèn lồng mong muốn về một tương lai tươi sáng. Khách du lịch đến với Trung Quốc ngày lễ này sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng ngàn chiếc đèn lồng được thiết kế khác nhau được thắp sáng và thả trôi.
Lễ Vu Lan báo hiếu
Thực tế mỗi quốc gia trên thế giới đều có lễ Vu Lan báo hiếu, ở Việt Nam cũng vậy song tại mỗi đất nước với nền văn hóa khác nhau thì ngày lễ này lại được tổ chức khác nhau. Riêng lễ hội Trung Quốc này được tổ chức từ ngày rằm đến cuối tháng 7 theo lịch âm.
Phật tử Trung Hoa đặc biệt coi trọng ngày lễ Vu Lan, họ sẽ cùng đi viếng thăm, quét dọn phần mộ cho những người hoa quả trong không khí trang nghiêm và ấm cúng. Ngoài ra, họ cũng sẽ cúng tiền và hoa quả cho ông bà tổ tiên với cầu mong sự bình an ấm no cho người đã khuất.
Ngoài ra, lễ Vu Lan Trung Quốc còn có những buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố do chư tăng phật tử tổ chức suốt ngày suốt đêm. Nếu bạn cũng lòng hướng về đạo Phật, chắc chắn ngày lễ này tại Trung Quốc sẽ đem đến những trải nghiệm đáng nhớ.
Lễ hội thuyền rồng vào tết Đoan Ngọ
Lễ hội Trung Quốc này được tổ chức ngày dịp tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) hàng năm. Những hoạt động trong lễ hội, trong đó có cuộc đua thuyền rồng trên sân là hoạt động mà người dân cầu mong bình an trong cuộc sống, tránh xa bệnh dịch, diệt sâu bọ cho mùa màng bội thu.
Nhịp trống đập thình thịch vang dội mang đến không khí nhộn nhịp vang dội cổ vũ cho các nhóm chèo thuyền. Trong lễ hội này, bạn nên thử thưởng thức món ăn truyền thống là Tzung Tzu gồm cơm, đậu, trứng, thịt heo gói chung trong lá tre.
Theo sử sách, lễ hội thuyền rồng lần đầu tổ chức nhằm tưởng nhớ đến nhà thơ Khuất Nguyên - một vị anh hùng yêu nước của Trung Quốc nhảy sông tự sát. Cuộc đua thuyền rồng thể hiện việc cố gắng của người dân trong việc cứu sống ông.
Lễ hội phát cháo Laba
Đây là một trong những dịp lễ hội rất đặc biệt mang đậm nét văn hóa đặc sắc của Trung Hoa mà du khách nên thử một lần. Lễ hội được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh, diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch ở một ngôi chùa cổ Yonghegong Lama.
Tại đây, các vị lạt ma của chùa sẽ mang cháo ra phục vụ người dân tham dự lễ hội. Người dân nơi đây tin rằng, cháo Laba được nấu từ hơn 30 loại nguyên liệu dược liệu quý sẽ mang đến sức khỏe cùng vụ mùa bội thu, của cải dồi dào.
Lễ hội Sister’s Rice - lễ hội tình yêu
Bộ tộc người Miêu ít người tại thị trấn Đài Giang, tỉnh Quý Châu thuộc Tây Nam Trung Quốc hàng năm có tổ chức lễ hội Sister’s Rice rất thú vị. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm, là dịp kỷ niệm cho mùa xuân và tình yêu.
Vào ngày này, các cô gái, chàng trai Miêu sẽ có nhiều hoạt động vui chơi như nhảy múa, chơi trống, các cô gái được mời ăn gạo chị em,... Ngoài ra, đây còn là dịp giao lưu, để các cô gái, chàng trai Miêu thể hiện tình cảm của mình và kết duyên. Khi tham gia lễ hội Trung Quốc này, bạn sẽ cảm nhận không khí vui tươi nhộn nhịp cũng như nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.
Ngoài ra, còn nhiều lễ hội khác được tổ chức hàng năm như: lễ hội Trùng Cửu Trung Quốc, lễ hội Băng Tuyết ở Cáp Nhĩ Tân, Tết Losar của Tây Tạng,... Nhìn chung, các lễ hội Trung Quốc đều mang nét văn hóa đặc trưng riêng của người Hoa mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào khác.