Cách tiết kiệm sinh hoạt phí ở Đức

Nếu muốn giảm sinh hoạt phí trong quá trình học tập tại Đức có thể thực hiện những cách tiết kiệm sau đây:

2.1. Đừng ham sắm nhiều đồ mới

Những bạn mới sang Đức du học thấy cái gì cũng lạ, cũng hay và trong phòng, kí túc xá còn thiếu thốn nhiều thứ. Dẫn đến mua mới tất tần tật từ A-Z. Vì vậy mà lãng phí rất nhiều tiền. Thay vào đó, bạn hãy mua đồ cũ, không quá cũ nhưng giá của nó rẻ hơn rất nhiều. Chúng ta đâu chắc chắn sẽ ở mãi bên Đức nên mua đồ cũ là giải pháp tiết kiệm đáng cân nhắc.

2.2. Nấu ăn tại nhà

Tuy hơi mất thời gian nhưng việc nấu ăn tại nhà lại giúp chúng ta tiết kiệm kha khá tiền cũng như vừa với khẩu vị và an toàn sức khỏe hơn.

2.3. Đem đồ ăn vặt đến trường 

Dù học sinh hay sinh viên thì cảm giác thèm ăn vào giờ giải lao là không thể tránh khỏi. Nhưng đồ ăn ở căn tin Đức khá mắc, vì vậy hãy đem theo một ít đồ ăn vặt đến trường để tránh lãng phí tiền.

2.4. Lập kế hoạch chi tiêu

Bạn nên lập kế hoạch chi tiêu cho mỗi tháng, mỗi tuần, nếu cụ thể hơn có thể mỗi ngày. Hãy đặt số lần tối đa đi chơi, đi cafe và số tiền tối đa mua quần áo.

2.5. Lựa chọn sống tại các thành phố nhỏ

Các thành phố nhỏ thì giá nhà hay tiền ăn uống đều rất rẻ so với các thành phố lớn. Vì vậy nếu muốn tiết kiệm sinh hoạt phí bạn hãy ưu tiên du học tại các trường thuộc thành phố nhỏ tại Đức.

3. Cách trang trải sinh hoạt phí 

Sinh hoạt phí là một trong những nỗi lo hàng đầu khi đặt chân đến Đức du học. Vietnamstudent sẽ chia sẻ với bạn cách để trang trải sinh hoạt phí.

3.1. Săn học bổng 

Cách tốt nhất để trang trải sinh hoạt phí chính là săn học bổng du học Đức. Ở Đức có vô vàn loại học bổng dành cho sinh viên quốc tế với giá trị cao, đủ chi trả cho toàn bộ quá trình học. Bạn cứ thử apply biết đâu may mắn sẽ mỉm cười. 

Đức có tận 7 loại học bổng để chúng ta săn đón bao gồm: học bổng DAAD, học bổng Deutschlandstipendium, học bổng Friedrich Ebert Stiftung, học bổng Bayer, học bổng Heinrich Böll, Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) và học bổng của các trường.

3.2. Làm thêm

Nếu không có học bổng cũng chẳng sao, bạn còn có thể làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Mỗi giờ làm thêm ở Đức sẽ kiếm được tối thiểu 9€ (khoảng 244.000 vnd). Các công việc phổ biến thường là công việc chân tay như phục vụ, bồi bàn chẳng hạn. 

Muốn làm thêm tại Đức, bạn cần có giấy phép lao động do Sở Ngoại Kiều và Sở Lao động địa phương cấp phép. Giấy phép đó cho phép bạn làm thêm tối đa 20h/ tuần không bao gồm các kì nghỉ. 

  • Nếu là sinh viên dự bị Đại học bạn chỉ được làm thêm vào các kì nghỉ hè, kỉ nghỉ đông và phải có giấy phép. 
  • Nếu là sinh viên đại học chính thức có thể làm việc không giấy phép 90 ngày/ năm (8h/ ngày) hoặc 180 ngày/ nam2 (4h/ ngày). Trong trường hợp làm việc cho chính trường đại học đó thì cũng cần có giấy phép lao động.
  • Theo hệ học tiếng thì bạn không được phép làm thêm.

Sinh viên Đức được nghỉ vào 2 ngày là thứ 7 và chủ nhật. Nếu làm việc chăm chỉ tận 20h thì một tuần bạn có thể kiếm ít nhất 180€ (khoảng 4,9 triệu vnd) tương đương một tháng ít nhất cũng là 720€/ tháng (khoảng 19,5 triệu vnd) trước thuế. Đó chỉ mới là con số tối thiểu bởi nhiều công việc, tại nhiều thành phố không phải chỉ có 9€/ giờ. Nhiều nơi lên đến 12€, 13€, thậm chí là 20€ tùy tính chất công việc. Do vậy việc làm thêm có thể giải quyết ổn thỏa sinh hoạt phí của bạn.

Tại Đức, có các kì nghỉ hè và nghỉ đông kéo dài 2-3 tháng, các kì nghỉ lễ khác cộng dồn cũng khoảng 20 ngày. Mỗi ngày làm 2 giờ, qua kì nghỉ bạn cũng kiếm được gần 40 triệu.

Lưu ý: thu nhập dưới 400-450€ bạn mới được miễn thuế.

Với những bạn vừa có học bổng, vừa làm thêm thì du học Đức là một cơ hội “vàng” không chỉ học mà còn làm giàu cho du học sinh.

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang