Lộ trình học tiếng Đức A1

Ngay từ khi mới học trình độ A1 bạn cần phải làm quen với việc thực hành cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kiến thức nền tảng cần nắm vững bao gồm 2 phần chính: từ vựng và ngữ pháp:

2.1 Từ vựng

Như đã chia sẻ ở trên, khi học tiếng Đức cơ bản A1 bạn cần trang bị cho mình từ  500-600 từ vựng ở các chủ đề thông dụng nhất. Thông thường ở trình độ A1 bạn sẽ được học khoảng 10 -12 chủ đề xung quanh cuộc sống, đi học và làm việc hằng ngày. Bắt đầu từ những chủ đề đơn giản nhất như bảng chữ cái, đọc số đếm, tiền tệ cho đến các chủ đề phức tạp, xuất hiện nhiều từ vựng và ngữ pháp hơn như các chủ đề trong lớp học, nơi làm việc, về gia đình, thời tiết hay trang phục…

Để có thể nhớ và biết cách dùng đúng của từ vựng thì ngoài việc học thuộc từ mới mỗi ngày. Bạn cần luyện tập đặt câu với từ (có thể tự đặt câu rồi đọc lên hoặc viết từ vựng cũng như câu mẫu vào một quyển sổ từ của riêng mình). Việc đặt câu với từ có thể bắt đầu từ các câu đơn sau đó tăng dần lên các câu phức.

2.2 Ngữ pháp

Dù mới chỉ là trình độ sơ cấp nhưng ngay khi bắt đầu ở trình độ A1 bạn đã phải tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ngữ pháp. Mặc dù, không phải khó nhất nhưng lại cần thiết, quan trọng nhất và sẽ gắn bó với bạn trong suốt quá trình học tiếng Đức. Ngữ pháp ở trình độ A1 chính là nền tảng cơ bản của tiếng Đức. Vì vậy, để có thể tiếp tục học chuyên sâu hơn và phát triển thêm trình độ tiếng Đức của bản thân, bạn nhất định phải nắm vững các hiện tượng ngữ pháp ở trình độ này.

Các ngữ pháp cơ bản ở trình độ A1 bao gồm:

  • Động từ: Cách chia động từ, thì của động từ (ở A1 bạn sẽ được học 2 thì chính là thì hiện tại (Präsens) và quá khứ (Perfekt)), cách thức của động từ (như Indikativ, Konjunktiv hay Imperativ – sẽ có 1 phần thi riêng trong bài thi nói về phần Imperativ này), động từ khuyết thiếu, động từ tách.
  • Danh từ: Giống của danh từ, lượng của danh từ, từ ghép.
  • Các cách: Nominativ, Akkusativ, Dativ.
  • Phủ định.
  • Giới từ: thời gian, địa điểm, cách thức.
  • Tính từ: chia đuôi tính từ.
  • Các từ nối đơn giản.

3. Lộ trình học tiếng Đức A1 hiệu quả

3.1 Chuẩn bị một nguồn tài liệu chất lượng

Để có một lộ trình học tiếng Đức A1 hiệu quả, bạn cần chuẩn bị một nguồn tài liệu chất lượng.  Bạn hoàn toàn có thể sưu tầm các nội dung từ các nguồn thông tin trên Internet sau đó tùy vào mục tiêu cải thiện từng kỹ năng riêng mà bạn có thể sắp xếp tài liệu một cách khoa học nhất.

Lưu ý: Tuy nhiên, việc tự sưu tầm tài liệu có thể dẫn đến việc bạn tiếp cận với các kiến thức sai lệch, chưa qua kiểm chứng và từ đó hình thành các lỗi sai hệ thống trong quá trình học. Khi mới bắt đầu học tiếng Đức bạn nên tìm hiểu lộ trình và tài liệu từ các địa chỉ giảng dạy uy tín. Điển hình là các trung tâm ngoại ngữ chuyên về tiếng Đức. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chọn lọc, phân loại các tài liệu và có một lộ trình đạt được mục tiêu trong thời gian tối ưu nhất.

2 Luyện viết tiếng Đức

Trong quá trình học tiếng Đức trình độ A1, bạn sẽ thấy rằng đề thi thường có 2 dạng bài tập. Bài tập thứ 1 yêu cầu bạn đọc hiểu, điền thông tin vào chỗ trống và phần còn lại sẽ yêu cầu bạn viết thư hoặc Email trong giới hạn 30-40 từ.

  • Bài tập thứ nhất chiếm 5/15 điểm thường bao gồm các thông tin, từ vựng đơn giản và không gây nhiều khó khăn cho bạn và cũng coi như 1 bài tập gỡ điểm.
  • Bài tập viết thư thường yêu cầu bạn viết các bức thư dạng lịch sự gửi cho giáo viên, người quản lý hoặc các tổ chức nhằm cảm ơn, xin lỗi vì lý do gì đó hoặc để lấy thông tin từ các tổ chức. Dạng viết thư này không quá khó khăn, bạn cần phải nhớ cách mở đầu và kết thúc bức thư, phần nội dung bạn có thể đi từ những mẫu câu có sẵn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng cấu trúc câu đơn giản và sáng tạo theo cảm nhận của mình về chủ đề đó.

*Lưu ý: Để hoàn thành tốt bài viết thư, trước hết bạn cần đọc kỹ đề bài, hiểu rõ các yêu cầu của bài thi và giải quyết các yêu cầu này trong bài viết. Việc sử dụng liên từ hay các câu phức có thể sẽ giúp bài viết của bạn được đánh giá cao, nhưng sẽ gây tác dụng phụ khi bạn không biết cách sử dụng chính xác. Với 1 bài viết chỉ từ 30-40 từ, hãy cố gắng viết những gì bạn chắc chắn, tránh lan man và dài dòng.

3.3 Luyện nghe tiếng Đức thường xuyên

Trong quá trình học tiếng Đức A1, việc luyện nghe thường là một trong những thách thức lớn nhất đối với hầu hết người học. Vì vậy, để có thể nâng cao kỹ năng nghe bạn cần luyện tập hàng ngày, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi vốn từ vựng của bạn còn ít. Việc luyện nghe đều đặn không chỉ giúp bạn cải thiện khả năng nghe mà còn giúp bạn cải thiện kỹ năng nói và phát âm.

*Tip: Sau đó, bạn thực hiện nghe mỗi ngày theo 2 phương pháp: Nghe vô thức và nghe chủ động để tạo nên một môi trường nghe tiếng Đức tại nhà. Trong quá trình luyện nghe chủ động, bạn cần chú ý tới cách người Đức nuốt âm, nối âm và bật phụ đề cho từng video để xem các mẫu câu họ sử dụng. Khi đã dần quen với việc nghe tiếng Đức, bạn có thể nghe các bài dài hơn và nắm chắc nội dung mọi cuộc hội thoại.

3.4 Luyện tập phát âm và nói

Để có thể nói được tiếng Đức thành thạo và lưu loát, đầu tiên, bạn cần luyện tập cách phát âm đúng, đọc chính xác bảng chữ cái tiếng Đức. Bạn có thể luyện phát âm, nối âm, nuốt âm trong tiếng Đức bằng cách sử dụng phương pháp Shadowing giống như trong tiếng Anh. Có nghĩa bạn sẽ tập nói lại từng câu trong video hội thoại bạn luyện tập.

*Tip: Việc đọc to các đoạn văn có sẵn trong sách giáo khoa cũng giúp bạn rất nhiều trong việc cải thiện phát âm.

3.5 Luyện tập ngữ pháp

Tiếp đến, trong mỗi trình độ tiếng Đức, việc nắm vững phần ngữ pháp là điều vô cùng quan trọng.

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang