THÔNG TIN SINH VIÊN QUỐC TẾ CẦN NẮM RÕ KHI DU HỌC HÀN QUỐC

Theo Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc, năm 2022, Việt Nam đứng thứ 2 về số du học sinh tại Hàn Quốc với gần 38.000 người. Hàn Quốc cũng vừa mới công bố dự án giáo dục mới nhằm thu hút 300.000 người du học Hàn Quốc đến năm 2027, với mục tiêu đưa nước này vào top 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về du học. Để thực hiện điều đó, Hàn Quốc sẽ cải thiện nhiều chính sách về visa, học bổng, cơ hội việc làm nhằm rộng cửa tuyển sinh, thu hút nhân tài trong những ngành công nghệ cao và mới nổi.

Với số lượng sinh viên quốc tế du học Hàn Quốc ngày càng gia tăng, cùng với độ là mức độ canh tranh cũng cao hơn. Vậy để du học Hàn Quốc thành công cần nắm rõ những thông tin gì. Cùng CHD tìm hiểu dưới đây.

1. Visa du học

Visa du học Hàn Quốc phân loại theo hệ đào tạo với hiệu lúc từ 6 tháng đến 2 năm, chủ yếu gồm 4 loại:

♦ Hệ tiếng (D4-1)

♦ Hệ Đại học (D2-2)

♦ Hệ sau Đại học (D2-3)

♦ Du học nghề (D4-6)

Đặc biệt, những bạn có hộ khẩu ở các tỉnh, thành ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM nên đọc kỹ hướng dẫn khi xin visa bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, du học sinh Việt cũng phải gia hạn hoặc chuyển đổi visa khi hiệu lực của visa cũ gần hết. Các bạn có thể đặt lịch hẹn trước 1 tháng trên trang web của Cục Quản lý xuất nhập cảnh nơi mình sinh sống. Cần lưu ý rằng: “Không gia hạn visa đồng nghĩa với việc trở thành người sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc hoặc cần về nước xin lại visa".

2. Khám sức khỏe

Khám sức khỏe là quy định bắt buộc để được cấp visa du học Hàn Quốc. Du học sinh cần khám sức khỏe tại các cơ sở y tế được chỉ định và công nhận bởi quy định của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hàn Quốc. Nếu mắc các loại bệnh truyền nhiễm như lao phổi, bạn có thể bị hạn chế hoặc cấm nhập cảnh.

3. Chứng minh tài chính

Một quy định khác khi du học Hàn Quốc là chứng minh tài chính. Để đáp ứng điều kiện này, du học sinh cần chuẩn bị sổ tiết kiệm có số dư tài khoản phù hợp các yêu cầu các hệ đào tạo.

Cụ thể, hệ du học chuyên ngành yêu cầu số dư từ 20.000 USD (480 triệu đồng) trở lên, còn hệ tiếng là 10.000 USD (240 triệu đồng). Ngoài ra, du học sinh Việt có thể dùng loại sổ đóng băng mở ở các ngân hàng Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam, với mức từ 8-10 triệu won (145-182 triệu đồng) tùy yêu cầu của trường ĐH Hàn Quốc.

4. Yêu cầu ngoại ngữ

Tùy vào hệ đào tạo, du học sinh có thể không cần chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (TOPIK). Như đối với hệ du học tiếng, sinh viên quốc tế chỉ cần có đủ kiến thức tiếng Hàn (học trước 4-6 tháng) để phỏng vấn xin visa. Tuy nhiên, tiếng Hàn là "chìa khóa" quan trọng để "truy cập" hành trình du học dễ dàng hơn, ông Văn nhận định.

Chẳng hạn, nếu giỏi tiếng từ trước, du học sinh sẽ rút ngắn thời gian học tại Hàn Quốc. Tiếng Hàn cũng là tiêu chí quan trọng để lên chuyên ngành và nhận thêm học bổng. Vì tiếng Hàn là ngôn ngữ chính tại xứ sở kim chi nên nếu thành thạo, du học sinh Việt cũng có nhiều cơ hội làm thêm và mở rộng khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp.

5. Chọn trường phù hợp

Tháng 3 hằng năm, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ công bố bảng xếp hạng các trường ĐH gồm trường top 1, top 2, top 3 và trường hạn chế tuyển sinh. Dựa vào đây, điều kiện hồ sơ và tỷ lệ được cấp visa sẽ khác nhau, đặc biệt là trường bị hạn chế tuyển sinh chịu kiểm tra gắt gao hơn, tỷ lệ được chấp thuận visa cũng thấp hơn.

Đa số trường ĐH Hàn Quốc tập trung ở các thành phố lớn như thủ đô Seoul. Tuy nhiên, mỗi khu vực đều có những cơ sở giáo dục tiêu biểu với chất lượng không quá chênh lệch. Học phí và sinh hoạt phí ở các tỉnh cũng thấp hơn đáng kể nên du học sinh có thể chọn trường phù hợp với điều kiện tài chính.

Một số trường nổi bật ở các khu vực là Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei, Đại học Hàn Quốc, Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Seoul), Đại học Quốc gia Pusan, Đại học DongA (Busan), Đại học Inha (Incheon), Đại học Quốc gia Chungnam (Daejeon), Đại học Ajou (Gyeonggi-do), Đại học Quốc gia Kyungpook (Daegu), Đại học Quốc gia Chonnam (Gwangju).

 

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang