Áp lực của bác sĩ Việt ở Hàn Quốc giữa sóng đình công

Về nhà sau ca trực 12 tiếng tại Bệnh viện Đại học Seoul (SNU), bác sĩ Nguyên ăn vội bát cơm rồi thức đến gần sáng để hoàn thành bài tập.

Nhịp sinh hoạt trên của bác sĩ Nguyên kéo dài 3 tuần nay, khiến người phụ nữ cảm thấy đây là khoảng thời gian "áp lực và bận rộn nhất" kể từ khi đặt chân đến Hàn Quốc (năm 2022).

Ở bệnh viện, nhiệm vụ chính của bác sĩ Lương Phạm Hạnh Nguyên, 36 tuổi, là hỗ trợ các giáo sư thăm khám, ghi chép bệnh án, tham gia hội chẩn. Bên cạnh công việc tại bệnh viện, chị Nguyên vẫn cần đảm bảo chương trình nghiên cứu tiến sĩ. Lịch làm việc và sinh hoạt của chị từng ổn định, thường bắt đầu từ 9h đến 12h. Sau đó, chị nghỉ ngơi một tiếng để chuẩn bị cho ca làm buổi chiều, từ 13h đến 18h. Buổi tối, chị Nguyên dành thời gian để nghiên cứu và hoàn thành bài luận tiến sĩ.

Từ 20/2, khi cuộc đình công tập thể của các bác sĩ nội trú diễn ra, Bệnh viện Đại học Seoul - một trong cơ sở y tế danh tiếng nhất nước - bị ảnh hưởng. Nơi đây là bệnh viện thực hành, kết hợp giữa đào tạo bác sĩ nội trú và khám, điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, gần một tháng nay, nhiều bác sĩ nội trú, thực tập rời bỏ chỗ làm. Bệnh nhân tăng, nhân viên y tế giảm, các công việc tồn đọng được giáo sư, học viên và các bác sĩ còn lại chia nhau gánh vác. Bác sĩ Nguyên cũng dần quen với những ngày làm việc 15-16 tiếng, có thời điểm làm việc xuyên trưa quên ăn cơm. Nhiều công việc trước đây không thuộc phận sự, nay chị được giáo sư giao tận tay.

"Đây là tình trạng chung của các bác sĩ trong khoa tôi: Làm việc quá tải. Có những giáo sư dù ốm, vẫn cố gắng đến trường làm việc vì nếu nghỉ, không ai điều trị cho bệnh nhân, không ai giảng dạy cho sinh viên", bác sĩ Nguyên chia sẻ.

Mâu thuẫn giữa chính phủ với các bác sĩ đình công trở nên căng thẳng hơn khi giới chức bắt đầu tước giấy phép hành nghề của gần 5.000 người, đồng thời cảnh báo có thể xử lý hình sự. Trước tình hình này, ngày 11/3, các giáo sư SNU có kế hoạch nộp đơn từ chức hàng loạt. Các giáo sư y thuộc Đại học Catholic cũng cảnh báo sẽ tiếp tục đình chỉ các ca phẫu thuật và giảm hoạt động điều trị cho cả bệnh nhân nội, ngoại trú.

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng (tên nhân vật đã được thay đổi), khoa Ngoại, Bệnh viện Bundang, Đại học Seoul cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng. Đến Hàn Quốc được hai tháng, anh Đăng háo hức học được nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng từ các bác sĩ nước này. Tuy nhiên, hiện nhiều nhân viên y tế tại Bệnh viện Bundang đình công, khiến công việc điều trị bị tác động.

Anh Đăng kể lượng bệnh nhân đổ đến vẫn đông, song vì thiếu đội ngũ hỗ trợ, các giáo sư, cũng là người điều trị chính tại viện, không thể tiến hành nhiều ca phẫu thuật. Trước đó, khoa Ngoại thực hiện trung bình từ 30 đến 40 ca mổ mỗi ngày, chia ra khoảng ba đến 4 bàn mổ. Đến nay, số ca phẫu thuật giảm xuống còn hai đến ba ca một ngày. Các khoa chuyên biệt hơn như Sọ não thậm chí không thực hiện ca mổ nào.

Tình trạng "không được gặp bệnh nhân" khiến anh Đăng cảm thấy "chưa may mắn" như bác sĩ Việt khóa trước. "Nếu bệnh viện hoạt động bình thường, tôi sẽ được phụ giúp giáo sư chuẩn bị bệnh án, hội chẩn, phụ mổ, và nhiều công việc khác", bác sĩ kể, thêm rằng tình thế này khiến anh cảm thấy phần nào hụt hẫng.

Dù vậy, cả bác sĩ Nguyên và Đăng đều thấu hiểu quyết định đình công của đồng nghiệp. Theo bác sĩ Nguyên, những người đình công thường là bác sĩ chuyên về điều trị, phải làm việc 80 đến 100 giờ mỗi tuần. Đôi khi, họ chỉ về nhà để ngủ khoảng hai tiếng, sau đó trở lại viện, tiếp tục công việc ngay sáng hôm sau, "rất mệt mỏi, căng thẳng".

Thạc sĩ Nguyễn Phương Thúy, nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ tại Khoa Vi sinh - Miễn dịch, Khoa Y, Đại học Quốc gia Seoul, đồng tình với quan điểm này. Theo chị Thúy, Hàn Quốc thường thiếu bác sĩ tại các chuyên ngành thiết yếu, còn được gọi là bác sĩ điều trị. Sinh viên y khoa ra trường có xu hướng chọn ngành da liễu và thẩm mỹ, do việc nhàn, lương cao. Trong khi nếu tăng thêm chỉ tiêu, áp lực cạnh tranh ở các nhóm ngành nổi tiếng sẽ cao hơn, song các ngành thiết yếu vẫn chịu tình trạng thiếu bác sĩ.

Từ thực tế này, các bác sĩ đình công hy vọng chính phủ tăng đãi ngộ cho nhân viên y tế thiết yếu ở tuyến dưới; tăng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cho các bệnh viện công, thu hút những nhân sự giỏi về đây, thay vì chỉ "lao vào các ngành hot".

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng (tên nhân vật đã được thay đổi), khoa Ngoại, Bệnh viện Bundang, Đại học Seoul cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng. Đến Hàn Quốc được hai tháng, anh Đăng háo hức học được nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng từ các bác sĩ nước này. Tuy nhiên, hiện nhiều nhân viên y tế tại Bệnh viện Bundang đình công, khiến công việc điều trị bị tác động.

Anh Đăng kể lượng bệnh nhân đổ đến vẫn đông, song vì thiếu đội ngũ hỗ trợ, các giáo sư, cũng là người điều trị chính tại viện, không thể tiến hành nhiều ca phẫu thuật. Trước đó, khoa Ngoại thực hiện trung bình từ 30 đến 40 ca mổ mỗi ngày, chia ra khoảng ba đến 4 bàn mổ. Đến nay, số ca phẫu thuật giảm xuống còn hai đến ba ca một ngày. Các khoa chuyên biệt hơn như Sọ não thậm chí không thực hiện ca mổ nào.

Tình trạng "không được gặp bệnh nhân" khiến anh Đăng cảm thấy "chưa may mắn" như bác sĩ Việt khóa trước. "Nếu bệnh viện hoạt động bình thường, tôi sẽ được phụ giúp giáo sư chuẩn bị bệnh án, hội chẩn, phụ mổ, và nhiều công việc khác", bác sĩ kể, thêm rằng tình thế này khiến anh cảm thấy phần nào hụt hẫng.

Dù vậy, cả bác sĩ Nguyên và Đăng đều thấu hiểu quyết định đình công của đồng nghiệp. Theo bác sĩ Nguyên, những người đình công thường là bác sĩ chuyên về điều trị, phải làm việc 80 đến 100 giờ mỗi tuần. Đôi khi, họ chỉ về nhà để ngủ khoảng hai tiếng, sau đó trở lại viện, tiếp tục công việc ngay sáng hôm sau, "rất mệt mỏi, căng thẳng".

Thạc sĩ Nguyễn Phương Thúy, nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ tại Khoa Vi sinh - Miễn dịch, Khoa Y, Đại học Quốc gia Seoul, đồng tình với quan điểm này. Theo chị Thúy, Hàn Quốc thường thiếu bác sĩ tại các chuyên ngành thiết yếu, còn được gọi là bác sĩ điều trị. Sinh viên y khoa ra trường có xu hướng chọn ngành da liễu và thẩm mỹ, do việc nhàn, lương cao. Trong khi nếu tăng thêm chỉ tiêu, áp lực cạnh tranh ở các nhóm ngành nổi tiếng sẽ cao hơn, song các ngành thiết yếu vẫn chịu tình trạng thiếu bác sĩ.

Từ thực tế này, các bác sĩ đình công hy vọng chính phủ tăng đãi ngộ cho nhân viên y tế thiết yếu ở tuyến dưới; tăng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cho các bệnh viện công, thu hút những nhân sự giỏi về đây, thay vì chỉ "lao vào các ngành hot".

Danh mục tin
Tags

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang