KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI EPS 

KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI EPS 

Cách tiết kiệm thời gian đó là khoan làm bài vội, mà hãy đọc lướt 1 lần toàn bộ đề thi. 

Phần nào dễ, câu ngắn,  phần các bạn cảm thấy mình học chắc nhất. Vì cấu trúc đề thi là như nhau bao gồm: một số câu hình ảnh, một số về từ vựng, một số về ngữ pháp, một số đọc hiểu, một số về biểu đồ hình ảnh. Nhưng trong cùng một ca thi có những mà đề khác nhau nên thứ tự các câu được thay đổi.

Nguyên tắc làm bài thi Topik, nên làm từ dễ đến khó, mỗi câu chỉ có khoảng hơn 1 phút làm bài, lại chia thành cấp 3-6, vì vậy tính phân loại của nó rất cao (cấp 3-4 làm ½ bài thi, cấp 6 làm hết tất cả ).  

Tiếp đến là đọc câu hỏi, nếu luyện tập thường xuyên thì chỉ cần nhìn lướt qua đã biết là câu hỏi gì rồi. Nhìn lướt qua đáp án có thể phán đoán hoặc loại trừ hoặc cũng có thể chọn được đáp án ngay tùy câu cũng là một cách hay tiết kiệm thời gian.

Đối với 2 câu hình ảnh, một câu sẽ hỏi về đồ vật và một câu hình ảnh có hành động.

Ví dụ:

Câu 11 trong hình, Nếu biết ảnh là đồ vật gì có thể chọn ngay, còn nếu không biết đừng chọn bừa, hãy đọc 4 đáp án, có thể bạn sẽ biết một vài từ ở đáp án, từ đó dùng phương pháp loại trừ để tăng khả năng chọn chính xác.

Câu 12 muốn hỏi về hành động, vì vậy các bạn nên tập chung vào động từ chính trong phần đáp án, còn phần đuôi giống nhau, không cần phải đọc hết để tiết kiệm thời gian.

Đề thi lúc nào cũng có một câu dạng đồ thị hình quạt hoặc biểu đồ hình cột.

Dạng như này: Các bạn chú ý học: mấy từ như: 가장, 제일, 적다, 많다, ngữ pháp so sánh 보다, 첫 번째, 두 번째, 세 번째 là có thể "nuốt trọn" câu này rồi. 

Với dạng câu như câu 15, thường đọc đáp án luôn và so với nội dung trên ảnh. Lưu ý câu hỏi có thể bảo chọn đáp án không đúng.

Những câu đọc hiểu đoạn văn chủ yếu là những câu nói về thực tế, văn hóa Hàn Quốc hoặc văn hóa trong công việc. Dạng này các bạn đọc qua hiểu một chút cũng có thể phán đoán được nội dung.

Còn lại là các câu liên quan đến từ vựng và ngữ pháp thì đòi hỏi một lượng kiến thức nhất định. Lưu ý nếu không hiểu hết nội dung thì cũng nên đọc qua đáp án vì có thể loại bỏ bớt được đáp án sai để loại trừ tăng khả năng chính xác.

Còn phần nghe thì đọc lướt qua câu hỏi và đáp án. và cố gắng nghe để bắt được từ, vì những câu dài nghe khó có thể hiểu hết được nội dung.

Có những câu phần nghe nếu đọc đáp án trước cũng có thể loại trừ được một, hai đáp án sai. 

Ví dụ như câu sau: Câu 30 đáp án 3 chẳng hạn, với những câu hỏi Yes/No (네/아니요) thì vế trước phủ định, vế sau lại là khẳng định thì sai về mặt ngữ pháp nên loại luôn.

CHÚC MỌI NGƯỜI LÀM BÀI THI THẬT XỊN NHÉ ^^

Danh mục tin
Tags

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang