Lưu ý khi đi thi TOPIK

1. Đi thi Topik phải mang những giấy tờ gì?

Trong thông báo kỳ thi Topik đã ghi rõ: Khi đi thi, thí sinh phải mang theo Phiếu dự thi/ Giấy báo dự thi và giấy tờ tùy thân đầy đủ thông tin họ tên, ngày sinh, ảnh như Chứng minh thư, hộ chiếu còn hạn.

– Giấy báo dự thi các bạn in trên trang Topik.go.kr hoặc topikhanoi.com.(đối với trường Hàn Quốc Hà Nội)

– Khi các bạn đăng ký, hồ sơ được duyệt -> Nộp tiền -> Đăng ký hoàn tất là các bạn đã đăng ký thi Topik thành công. Đến gần ngày thi, các bạn in Giấy báo dự thi này ra là được.

– Giấy báo dự thi in trước ngày thi 2-3 ngày là đươc nhé.

– Từ đêm hôm trước ngày thi nên chuẩn bị đầy đủ Giấy báo dự thi, Chứng minh thư cho vào túi để hôm sau mang đi thi. Chuẩn bị trước cho chắc vì lỡ hôm sau vội vàng lại quên mất.

– Tại trường Hàn Quốc Hà Nội, ngay từ cổng vào, người ta sẽ kiểm tra thông tin Giấy báo dự thi và Chứng minh thư/ Hộ chiếu xem có khớp nhau không. Trong phòng thi, Giám thị cũng sẽ kiểm tra thông tin Giấy báo dự thi và Chứng minh thư/ Hộ chiếu xem có khớp nhau không.

- Riêng tại điểm thi trường Đại học Quốc gia - Đại học ngoại ngữ Đà Nẵng các bạn cần mang theo phiếu thu lệ phí thi để nhận giấy báo dự thi trước khi vào phòng thi

2. Có cần mang bút và giấy nháp không?

– Khi đi thi nhớ mang theo bút bi khi đi thi Topik.(Để ghi họ tên và số báo danh)

– Thí sinh sẽ được phát bút khi làm bài thi, đây là loại bút dành riêng khi thi Topik. Không phát giấy nháp mà thí sinh sẽ tận dụng luôn mặt trắng của đề thi để nháp.

– Lời khuyên cho các bạn là không mang giấy nháp khi đi thi, dù là giấy trắng; nếu có mang tờ giấy nào thì nên để trong túi, ba lô (thí sinh tự để túi, ba lô ở 1 chiếc bàn cuối lớp hoặc để ngay dưới chân chỗ ngồi của mình). Nếu bạn dùng tờ giấy mình mang theo khi làm bài thi, mà tờ giấy đó có bất kỳ một chữ nào sẽ bị đánh dấu là hành vi gian lận và cấm thi.

3. Nên mang gì khi đi thi Topik?

– Bút xóa kéo (loại bút có ruột xóa bằng giấy, sau đó viết đè chữ mới lên được). Bút này mua ở hàng tạp hóa, hiệu sách, văn phòng phẩm có hết.

– Nước uống: Bạn nên mang theo chai nước uống để tiếp sức trong thời gian thi hơn 3 tiếng. Làm bài trong mấy tiếng đồng hồ nên rất mệt và khát nước. Uống nước giúp các bạn có thêm sức lực để chiến đấu.

– Đồng hồ: Nên mang theo đồng hồ đeo tay. Ở phòng thi cũng có đồng hồ để các bạn nhìn thời gian. Kinh nghiệm cá nhân thì mình đeo đồng hồ đeo tay sẽ tiện lợi hơn, nhìn đồng hồ để cân đối thời gian làm bài.

4. Mang điện thoại có sao không?

Các bạn có thể mang theo điện thoại thoải mái khi đi thi Topik. Nhưng trước khi bắt đầu thi, giám thị sẽ yêu cầu tất cả thí sinh tắt nguồn điện thoại rồi cho vào 1 chiếc cặp, cặp đó để trên bàn của giám thị. Sau khi thi xong, thí sinh sẽ nhận lại điện thoại.

Các bạn cũng không được để thiết bị điện tử khác trong khi làm bài thi. Trước giờ thi, giám thị sẽ dùng gậy rà cầm tay giống ở sân bay hay các công ty điện tử để rà các thiết bị điện tử trên người thí sinh.

5. Buồn ngủ khi thi Topik phải làm sao?

TOPIK I thời gian bắt đầu là 9h4 0, còn TOPIK 2 thời gian bắt đầu là 12h2 0. Thi Topik II bắt đầu lúc 12h30, thời gian này là buổi trưa nên rất dễ buồn ngủ, mà lại thi nghe đầu tiên nên các bạn nhớ ăn no, ngủ kỹ trước khi đi thi Topik. Sẽ ăn cơm sớm, ăn no để lấy sức buổi chiều đi thi. Sau đó ngủ khoảng 15 – 30 phút để buổi chiều không buồn ngủ. Các bạn nhớ đặt đồng hồ báo thức để dậy, không lại ngủ quên mất. Mang theo bình nước chè, vì nước chè giúp mình chống buồn ngủ rất tốt.

6. Phải đến trước giờ thi Topik bao nhiêu phút?

– Trong thông báo thi Topik ghi rõ: Giờ vào phòng thi: Thí sinh phải có mặt và ổn định chỗ ngồi trước giờ thi ít nhất 30 phút. Đúng 30 phút trước khi thi (TOPIK I: 9h40’; TOPIK 2: 12h20’), cổng trường thi sẽ đóng. BẤT KÌ thí sinh nào đến sau khi cổng trường thi đã đóng ĐỀU SẼ KHÔNG ĐƯỢC DỰ THI . Các bạn nên xem thời gian để đến sớm, nhất là những bạn ở xa.

– Đến sớm để xem vị trí phòng thi, vị trí chỗ ngồi của bạn. Thông báo thi Topik cũng hướng dẫn là: Xem số phòng thi vào ngày thi, các thí sinh cần kiểm tra thật kĩ số báo danh và sơ đồ phòng thi, nếu ngồi nhầm vị trí số báo danh của thí sinh khác, bài thi của thí sinh đó sẽ bị hủy bỏ.

– Chia phòng thi: Đến ngày thi bạn mới biết mình ở phòng số bao nhiêu.

– Xem vị trí phòng thi

– Xem vị trí ngồi của mình trong phòng thi: Sơ đồ vị trí chỗ ngồi của thí sinh sẽ dán ở cửa lớp. Các bạn xem sơ đồ đó để tìm chỗ ngồi đúng với số báo danh của mình.

Danh mục tin
Tags

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang