NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN CƠ BẢN

1. N + 은/는 -> S

– Trợ từ chủ ngữ đứng sau danh từ, biến danh từ thành chủ ngữ trong câu
– Danh từ có phụ âm cuối + 은, danh từ không có phụ âm cuối + 는
– Nhấn mạnh vào phần vị ngữ. 은/는 còn được dùng khi mang nghĩa so sánh, liệt kê

Ví dụ:
+ 저는 학생입니다 > Tôi là học sinh
+ 밥은 맛있어요 > Cơm thì ngon

2. N + 이/가 -> S : Tiểu từ chủ ngữ

– Tiểu chủ ngữ đứng sau danh từ, biến danh từ thành chủ ngữ trong câu, tương tự 은/는
– Danh từ có phụ âm cuối + 이, danh từ không có phụ âm cuối + 가
– Nhấn mạnh vào phần chủ ngữ

Ví dụ:
+ 제가 학생입니다 > Tôi là học sinh
+ 이 집이 크네요 > Căn nhà này to quá

3. N + 을/를 -> O : Tân ngữ

– Đứng sau danh từ đóng vai trò tân ngữ trong câu, là đối tượng (người, vật, con vật…) bị chủ ngữ tác động lên
– Danh từ có phụ âm cuối + 을, danh từ không có phụ âm cuối + 를
Ví dụ
+ 저는 밥을 먹어요 > Tôi ăn cơm
+ 엄마가 김치를 사요 > Mẹ tôi mua Kimchi

4. N + 입니다 : Là

– Đứng sau danh từ, mang nghĩa “là N”
– Là đuôi câu thể kính ngữ trong tiếng Hàn

Ví dụ:
+ 저는 학생입니다 -> Tôi là học sinh
+ 제 형은 선생님입니다 > Anh tôi là giáo viên

5. N + 입니까? : Có phải là ….? 

– Đuôi câu nghi vấn của 입니다
– Đuôi câu này có nghĩa là “Có phải là N”
– Là đuôi câu thể kính ngữ trong tiếng Hàn

Ví dụ:
+ 당신은 학생입니까? -> Bạn có phải là học sinh không?
+ 민수 씨는 한국 사람입니까? > Bạn Minsu có phải là người Hàn Quốc không?

6. N + 예요/이에요: Là 

– Đứng sau danh từ, mang nghĩa “là N”
– Danh từ có phụ âm cuối + 이에요, danh từ không có phụ âm cuối + 예요
– Là đuôi câu thể lịch sự, mức độ kính ngữ thấp hơn 입니다

Ví dụ:
+ 저는 학생이에요-> Tôi là học sinh
+ 저는 요리사예요-> Tôi là đầu bếp

7. N + 이/가 아닙니다: Không phải là

– Đuôi câu phủ định của của 입니다, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ
– Danh từ có phụ âm cuối + 이 아닙니다, danh từ không có phụ âm cuối + 가 아닙니다
– Đuôi câu này có nghĩa là “Không phải là N”
– Là đuôi câu kính ngữ trong tiếng Hàn

Ví dụ:
+ 저는 베트남 사람이 아닙니다 > Tôi không phải là người Việt Nam
+ 이 시람은 제 친구가 아닙니다 > Người này không phải là bạn của tôi

8. N + 이/가 아니에요 : Không phải là

– Đuôi câu phủ định của 예요/이에요, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ
– Danh từ có phụ âm cuối + 이 아닙니다, danh từ không có phụ âm cuối + 가 아닙니다
– Đuôi câu này có nghĩa là “Không phải là N”
– Là đuôi câu thể lịch sự trong tiếng Hàn

Ví dụ:
+ 이것은 책이 아니에요 > Cái này không phải quyển sách
+ 우리 어머니는 의사가 아니에요  > Mẹ tôi không phải là bác sĩ

9. N + 하고/와/과+ N : Và, với

– Liên từ nối giữa 2 danh từ, để thể hiện sự bổ sung, liệt kê. Mang nghĩa tiếng Việt là “và”
– 하고: có thể kết hợp với danh từ có phụ âm cuối hoặc không có phụ âm cuối
– 와/과: Danh từ có phụ âm cuối dùng 과 , danh từ không có phụ âm cuối dùng 와
– Còn có nghĩa là “cùng, với” khi sử dụng trong cấu trúc (Chủ ngữ +은/는 hoặc 이/가 + Đối tượng nào đó + 하고/와/과 같이+ Động từ). Có nghĩa là chủ ngữ và đối tượng đó cùng thực hiện hành động với nhau.

Ví dụ:
+ 밥하고 고기를 먹어요-> Tôi ăn cơm và thịt
+ 저는 친구하고 같이 학교에 가요 -> Tôi đi học với bạn tôi

10. V/A + ㅂ니다/습니다

– Chia đuôi câu thể kính ngữ trong tiếng Hàn
– Động/tính từ có phụ âm cuối + 습니다
– Động/tính từ không có phụ âm cuối + ㅂ니다

Ví dụ:
+ 저는 밥을 먹습니다 > Tôi ăn cơm
+ 지금 잡니다 > Bây giờ tôi ngủ
+ 날씨가 덥습니다 > Thời tiết nóng
+ 이거는 너무 비쌉니다 > Cái này mắc quá

11. V/A + 아/어/여요

– Chia đuôi câu thể lịch sự trong tiếng Hàn
– Mức độ kính ngữ thấp hơn 습니다/ㅂ니다
– Đuôi câu này chia làm 3 trường hợp

Trường hợp 1: V/A + 아요 
– Động tính từ chứa nguyên âm 아 hoặc 오 thì chia đuôi 아요
+ 받다 + 아요 > 받아요
+ 앉다 + 아요 > 앉아요
+ 좋다 + 아요 > 좋아요

– Trường hợp động tính từ không có phụ âm cuối thì sử dụng hình thức rút gọn
+ 가다 + 아요 > 가아요 > 가요
+ 사다 + 아요 > 사아요 > 사요
+ 오다 + 아요 > 오아요 > 와요
+ 보다 + 아요 > 보아요 + 봐요

Trường hợp 2: V/A + 어요
– Động tính từ chứa nguyên âm  khác 아/오 chia với 어요
+ 먹다 + 어요 > 먹어요
+ 읽다 + 어요 > 읽어요
+ 쉬다 + 어요 > 쉬어요

-Một số trường hợp rút gọn
+ 보내다 + 어요 > 보내어요 > 보내요
+ 서다 + 어요 > 서어요 > 서요
+ 켜다 + 어요 > 켜어요 > 켜요
+ 주다 + 어요 > 주어요 > 줘요
+ 마시다 + 어요 > 마시어요 > 마셔요
+ 되다 + 어요 > 되어요 > 돼요

Trường hợp 3: V/A + 여요
– Tất cả động tính từ kết thúc bằng 하다 chia với 어요 và biến đổi thành 해요
+ 사랑하다 + 여요 > 사랑해요
+ 공부하다 + 여요 > 공부해요

12. N + 에서: Ở, tại, từ

– Trợ từ 에서 đứng sau danh từ chỉ nơi chốn
– Được dịch là “Ở” khi câu kết thúc bằng động từ hành động (không phải động từ di chuyển) như ăn, uống, tập thể dục… để diễn tả nơi mà hành động diễn ra
+ 저는 집에서 밥을 먹어요> Tôi ăn cơm ở nhà
+ 우리 언니는 도서관에서 책을 읽어요 > Chị tôi đọc sách ở thư viện
– Được dịch là “Từ” khi câu kết thúc bằng hành động di chuyển như xuất phát, đến từ, lấy ra…, để diễn tả nơi mà hành động xuất phát
+ 저는 베트남에서 왔어요 > Tôi đến từ Việt Nam
+ 이 버스가 벤탄시장 정류장에서 출발했어요 > Xe bus này xuất phát từ trạm xe bus chợ Bến Thành

13. N + 에: Đến, Ở, Vào

– Trợ từ 에 đứng sau danh từ chỉ nơi chốn
– Được dịch là “Đến” khi câu kết thúc bằng động từ chỉ sự di chuyển như đi, đến, đặt… để diễn tả nơi mà hành động hướng đến, đích đến
– Được dịch là “ở” khi câu kết thúc bằng động từ chỉ sự tồn tại 있다/없다 (ở, không ở/ có, không có)
+ 학교에 가요-> Tôi đi đến trường
+ 집에 있어요-> Tôi ở nhà

– Trợ từ 에 đứng sau danh từ chỉ thời gian, mang nghĩa tiếng Việt “vào, lúc”
+ 월요일에 > Vào thứ 2
+ 한 시에 > Vào lúc 1 giờ

Chú ý: một số danh từ chỉ thời gian không dùng với 에: 그저께(ngày kia), 어제(hôm qua), 오늘(hôm nay), 내일(ngày mai), 모래(ngày mốt), 언제(khi nào)

14. 안+ V/A: Không

– Ngữ pháp phủ định động từ/tính từ trong tiếng Hàn. Đứng trước động tính từ.
– Được dịch là không
– Được sử dụng đa số trong văn nói

Ví dụ:
+ 오늘 학교에 안 가요 > Hôm nay tôi không đi đến trường
+ 날씨가 안 추워요> Thời tiết không lạnh

Chú ý: Động từ kết thúc bằng gốc 하다 , 안 đứng trước 하다. Tuy nhiên, trường hợp 좋아하다 (thích) và  싫어하다(ghét) thì 안 đứng trước động từ như bình thường.

+ 엄마가 요리 안 해요> Mẹ tôi không nấu ăn

 

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang