NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN TRUNG CẤP

1. A다고 하다; Vㄴ/는다고 하다; N(이)라고 하다

  • Tường thuật gián tiếp lời của ai đó ở dạng câu trần thuật
  • Có thể thay thế 하다 bằng các động từ: 말하다(nói), 물어보다(hỏi), 전하다(chuyển lời), 듣다(nghe)

Ví dụ:
+  나나 씨는 한국 드라마를 좋아한다고 말해요 > Nana nói thích xem phim Hàn Quốc
+ 남친은 요즘 날씨가 맑다고 해요 > Bạn trai tôi nói dạo này thời tiết trong lành

2. V아/어야겠다

  • Nghĩa tiếng Việt: “nhất định, sẽ phải”
  • Diễn tả suy nghĩ, ý chí nhất định phải làm gì đó, điều đó là cần thiết phải làm

Ví dụ:
+ 약을 먹고 쉬어야 겠어요 > Tôi nhất định uống thuốc rồi nghỉ ngơi thôi
+ 이번 주말에 방을 청소해야 겠어요 > Cuối tuần này nhất định sẽ dọn phòng

3. A대요 – Vㄴ/는대요- N(이)래요

  • Hình thức rút gọn của câu gián tiếp, thường được sử dụng trong văn nói

Ví dụ: 
+ 마리코 씨는 한국어를 재미있대요 > Mariko nói rằng tiếng Hàn thú vị 
+ 우리 반 친구는 요즘 영어를 배운대요 > Bạn cùng lớp của tôi nói dạo này đang học tiếng Anh

Xem thêm về cách rút gọn câu tường thuật gián tiếp tại đây

4. V자마자

  • Dùng với động từ. Hành động phía sau xảy ra ngay sau khi hành động vế trước kết thúc
  • Nghĩa tiếng Việt: “ngay khi…thì; Vừa…thì”
  • Không chia thì trước 자마자

Ví dụ: 
+ 저는 집에 오자마자 잤어요 > Ngay khi về nhà thì tôi đã đi ngủ
+ 나나 씨는 밥을 먹자마자 이를 닦아요 > Nana vừa ăn xong là đánh răng liền

5. V(으)라고 하다

  • Ngữ pháp gián tiếp của câu mệnh lệnh
  • Đứng sau động từ để truyền đạt lại mệnh lệnh, yêu cầu của ai đó
  • Trường hợp động từ là 주다: nếu làm cho người đưa ra yêu cầu, đề nghị thì chuyển thành 달라고 하다; Nếu làm cho người khác (ngôi 3) thì chuyển thành 주라고 하다

Ví dụ: 
+ 친구가 나에게 돈을 빌려 달라고 했어요 > bạn tôi bảo tôi cho bạn ấy mượn tiền
+ 동생에게 청소하라고 했어요 > Tôi nói với em tôi hãy dọn dẹp

6. V느라고

  • Ngữ pháp nguyên nhân kết quả. Hành động vế trước là nguyên nhân, vế sau là kết quả
  • Thường chỉ kết quả tiêu cực, không như mong muốn
  • Không được chia thì trước 느라고 và không dùng đuôi mệnh lệnh, rủ rê,..ở vế sau

Ví dụ: 
+ 친구하고 이야기하느라고 학교에 늦게 왔어요> Vì mải nói chuyện với bạn nên tôi đã đến trường trễ
+ 청소하느라고 밥을 못 먹었어요 > tôi lo dọn dẹp nên không thể ăn cơm

7. 누구나, 언제나, 어디나, 무엇이나, 무슨 N(이)나

  • 누구나: bất kỳ ai, 언제나: bất kỳ khi nào, 어디나: bất kỳ nơi đâu, 무엇이나: bất kỳ cái gì
  •  무슨 N(이)나: bất kì N nào đó. N có patchim + 이나, N không có patchim + 나
  • Mang ý nghĩa tất cả, không có ngoại lệ

Ví dụ: 
+ 한국 사람들은 누구나 김치를 좋아해요 > Bất kỳ người Hàn Quốc nào cũng thích kimchi (người Hàn tất cả đều thích kimchi)
+ 에릭 씨는 무슨 운동이나 잘해요 > Môn thể thao nào Erik cũng giỏi

Cùng ôn nhanh lại 12 từ để hỏi trong tiếng Hàn cùng Monday nào!

8. A/V(으)ㄹ 텐데

  • Vế trước thể hiện sự phỏng đoán, giả định của người nói. Vế sau đưa ra ý kiến, thông tin
  • Dịch nghĩa tiếng Việt: “chắc là, có lẽ,…”

Ví dụ: 
+ 날씨가 너무 추운 텐데 따뜻하게 입으세요> Trời chắc là lạnh lắm, bạn hãy mặc ấm đi
+ 극장에 사람들이 많을 텐데 다른 곳에 갈까요? > Ở rạp phim có lẽ là đông người, hay mình đi chỗ khác nhé?

9. A(으)냐고 하다(묻다) /  V느냐고 하다(묻다) / N(이)냐고 하다(묻다)

  • Ngữ pháp gián tiếp của câu hỏi
  • Truyền đạt lại câu hỏi của ai đó

Ví dụ: 
+ 나나 씨는 밖에 날씨가 어떠냐고 물어봤어요 > Nana hỏi là bên ngoài thời tiết như thế nào

10. A/V(으)ㄹ 줄 몰랐다

  • Diễn tả những điều mà người nói không biết, không đoán trước được
  • Nghĩa tiếng Việt: “Tôi không nghĩ là…”

Ví dụ: 
+ 숙제가 있을 줄 몰랐어요 > Tôi không nghĩ là có bài tập
+ 비가 올 줄 몰랐어요> Tôi không nghĩ là trời mưa

11. V자고 하다

  • Ngữ pháp gián tiếp câu đề nghị, rủ rê
  • Truyền đạt lại lời đề nghị, gợi ý của ai đó

Ví dụ: 
+ 남동생은 수영하러 가자고 했어요 > Em trai tôi rủ tôi đi bơi
+ 반 친구는 오늘은 불고기를 먹자고 했어요 > Bạn cùng phòng rủ tôi hôm nay ăn thịt bò xào

12. A(으)ㄴ 가 보다, V-나 보다, N인가 보다

  • Ngữ pháp phỏng đoán dựa trên bối cảnh tình huống nào đó
  • Nghĩa tiếng Việt: “có lẽ, chắc là, dường như,…”
  • 있다/없다 + 나 보다

Ví dụ: 
+ 식당 앞에 사람들이 아주 많아요. 그 식당 음식은 맛있나 봐요 > Trước quán ăn đó đông người quá. Chắc là đồ ăn quán đó ngon lắm

13. N(이)나

  • Diễn tả sự lựa chọn. Tuy không phải là sự lựa chọn tốt nhất nhưng cũng tạm được

Ví dụ: 
+ 할 일이 없으니까 산책이나 할까요? > không có gì để làm hết nên chúng mình đi dạo hay làm gì đó đi
+ 우리 심심한데 영화나 봅시다 > chán quá, chúng mình xem phim hay làm gì đó đi

14. V아/어 보니까

  • Diễn tả người nói phát hiện ra điều gì (vế sau) sau khi thực hiện hành động (vế trước)

Ví dụ: 
+ 그 책을 읽어 보니까 생각보다 재미있어요 > Tôi đọc cuốn sách rồi mới thấy nó hay hơn tôi nghĩ
+ 한국에 가 보니까 경치가 아름답습니다 > tôi đi tới Hàn và thấy là cảnh rất đẹp

Phân Biệt Ngữ Pháp V-아/어 보니(까), V-고 보니(까) Và V-다 보니(까)

15. A/V던데요

  • Ngữ pháp diễn tả sự hồi tưởng, trước 던데요 trở thành bối cảnh cho câu nói tiếp theo

Ví dụ: 
+ 이번 시험이 어렵던데요 > kỳ thi lần này khó lắm
+ 베트남 음식을 먹었는데 맛있던데요 > tôi ăn đồ ăn Việt Nam rồi, ngon lắm

16. V(으)ㄹ까 말까 (하다)

  • Thể hiện sự băn khoăn, phân vân của người nói có nên làm điều gì hay không
  • Nghĩa tiếng Việt: “làm cái gì hay không”

Ví dụ:
+ 이 옷은 비싸서 살까 말까 하고 있어요 > Cái áo này mắc nên tôi đang không biết có mua hay không

17. V지그래요?

  • Diễn tả sự gợi ý ai đó làm gì đó
  • Nghĩa tiếng Việt: “sao bạn không, bạn phải…chứ”

Ví dụ: 
+ 길을 모르니까 택시를 타지그래요? > nếu không biết đường thì bạn phải bắt taxi chứ
+ 약을 먹지그래요? > Sao bạn không uống thuốc đi

18. V(으)ㄹ걸 그랬다

  • Diễn tả sự hối hận, tiếc nuối của người nói về việc gì đã làm/ không làm trong quá khứ
  • Nghĩa tiếng Việt: “biết vậy thì đã….”
  • V지 말걸 그랬다: “biết vậy đã không….”

Ví dụ:
+ 이 신발을 신어 보고 살걸 그랬어요 > Biết vậy tôi đã thử rồi mới mua đôi giày này
+ 그 영화가 재미없어요. 보지 말걸 그랬어요 > Bộ phim đó không hay. Biết vậy tôi đã không xem

19. N(이)라도

  • Đưa ra sự lựa chọn, tuy nhiên N không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Vì không có sự lựa chọn tốt nhất nên người nói chọn sự lựa chọn này.
  • Nghĩa tiếng Việt: “dù là…hãy; …thôi cũng được”

Ví dụ: 
+ 해외여행이 어려우면 산이라도 갈까요? > Nếu đi du lịch nước ngoài khó quá thì dù là núi cũng đi nha
+ 식사할 시간이 없으니까 커피라도 한 잔 마실까요? > Vì không có thời gian dùng bữa nên là uống 1 ly cà phê thôi cũng được

20. A/V거든요, N(이)거든요

  • Dùng để trả lời câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến, lý do mà người nghe chưa biết
  • Dùng khi giao tiếp với bạn bè, mối quan hệ thân thiết

Ví dụ:  
+ 내일은 못 만나요. 저는 다른 약속이 있거든요 > ngày mai không gặp nhau được rồi. Vì ngày mai tôi có hẹn
+ A: 요즘 비가 정말 자주 오네요> dạo này mưa nhiều ghê
B: 장마철이거든요. > Vì mùa mưa mà

21. V이/히/리/기 (피동)

  • Kết hợp 이/히/리/기 với gốc động từ thể hiện ý nghĩa bị động. Đi với trợ từ 이/가
  • Một số động từ thông dụng: 보이다, 들리다, 걸리다, 놓이다, 열리다, 닫히다, 바뀌다, 끊기다

Ví dụ: 
+벽에 예쁜 그림이 걸려 있어요 > Bức tranh đẹp được treo trên tường
+ 제 전화 번호가 바뀌었어요 > Số điện thoại của tôi bị đổi rồi

 

Danh mục tin

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang