Điều kiện tham gia du học nghề lái tàu ở Đức
– Giới tính: Nam/ nữ
– Độ tuổi: từ 18 – 30 tuổi
– Trình độ học vấn: tốt nghiệp THPT trở lên, ưu tiên những học viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến cơ khí giao thông.
– Có sức khỏe tốt, đáp ứng quy định của Bộ Y tế.
– Có tâm lý vững vàng, phải vượt qua bài kiểm tra tâm lý.
– Lý lịch trong sạch, không có tiền án tiền sự.
2. Lợi ích du học nghề lái tàu ở Đức
– Được học tập trong môi trường giáo dục hàng đầu châu Âu, được tiếp cận với máy móc, phương tiên tiến tiến, hiện đại, được tiếp cận nền giáo dục chuẩn quốc tế.
– Miễn hoàn toàn 100% học phí đào tạo nghề.
– Được hoàn lại học phí học B2 tại Việt Nam.
– Mức lương: từ 1900 – 2000 Eu/ tháng khi học nghề, 2700 – 3000 Eu/ tháng sau khi tốt nghiệp.
– Được phép làm thêm 21 tiếng/ tuần với mức thu nhập 16 -19 Eu/giờ.
– Cơ hội định cư sau 5 năm học tập và làm việc ở Đức.
3. Lộ trình du học nghề lái tàu ở Đức
Đầu tiên, học viên sẽ phải học tiếng Đức tới trình độ B2 trong vòng từ 10 -12 tháng. Song song với quá trình học tiếng Đức tại Việt Nam, học viên sẽ học để lấy chứng chỉ sơ cấp ngành lái tàu hỏa.
Sau đó tiến hành làm hồ sơ, xin hợp đồng nghề. Khi đã hoàn thiện bộ hồ sơ bao gồm cả hợp đồng nghề gốc, học viên sẽ phải nộp hồ sơ vào Đại Sứ Quán để xin visa. Quá trình này mất khoảng 2 – 4 tháng. Khi đã xin được visa thì học viên bắt đầu về nhà thu xếp để chờ ngày bay sang Đức.
Sau khi sang Đức, học viên theo học chương trình lái tàu kéo dài tầm 14 tháng bao gồm cả giờ học lý thuyết và thực hành. Học viên sẽ được đào tạo kiến thức về bảo dưỡng, kiểm tra, vận hành máy móc, lắp ráp, tính toán khoảng cách phanh, cách điều khiển tàu, cấu tạo tàu, quản lý kế hoạch tàu chạy……
4. Những thách thức của ngành lái tàu hỏa
– Nghề lái tàu hỏa được ví như nghề ngồi “ghế nóng” vì nó luôn tiềm ẩn những rủi ro. Không ít các vụ tai nạn đường sắt xảy ra mỗi năm, thậm chí nhiều tài xế không chịu nổi áp lực khi chứng kiến các vụ tai nạn thương tâm từ những trường hợp thấy trước cách đó cả trăm mét đường, nhưng cũng thể nào phanh kịp để thay đổi hậu quả.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến tai nạn tàu hỏa xảy ra là trật bánh. Mức độ tai nạn do trật bánh tùy thuộc vào một số yếu tố như loại đường (đường chính, sân, đường phụ, hoặc đường công nghiệp), chiều dài của đoàn tàu, số lượng toa rời khỏi đường ray, tốc độ của đoàn tàu vào thời điểm trật bánh và vị trí của toa thứ nhất khi tàu trật bánh.
Các nguyên nhân khác có thể gây tai nạn bao gồm các vấn đề về thiết bị và đường ray, như các mối hàn hoặc đường ray bị hư hỏng, ổ trục bị hỏng và bánh xe bị trục trặc. Ngoài sự cố cơ học, tàu hỏa có thể gặp sự cố do sự cố liên lạc hoặc tín hiệu, và lỗi do con người gây ra khi vận hành tàu.
– Chịu áp lực lớn về thời gian. Nghề lái tàu hỏa yêu cầu tính kỷ luật cao, đúng giờ, đúng tuyến. Nếu là tài xế ôtô thì mệt là có thể dừng xe nghỉ nhưng với nghề lái tàu hỏa tất nhiên là không thể như vậy. Để bảo đảm giờ giấc thì phải chạy đúng tốc độ đã quy định. Với tốc độ nhanh mà đi qua nhiều đường ngang thì cũng rất nguy hiểm.
– Gánh trên vai tính mạng của hàng trăm người, người lái tàu luôn phải trong tình trạng tập trung cao độ, một chút lơ đãng cũng có thể phải trả giá đắt. Trong hành trình phải bảo đảm hàng chục vạn km đường an toàn, không xảy ra tai nạn đáng tiếc.